Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp dưới đây để có kế hoạch ôn tập ngữ văn giúp các bạn đạt điểm sô cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập thật tốt! | Đề cương ôn tập HK II, Ngữ văn 10 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ TÁC DỤNG: * So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm. * Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm. * Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vậtv.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật . trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. * Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. * Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. * Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự. * Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh. * Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước. 2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật) Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. 2. Miêu tả Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. 3. Biểu cảm Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 4. Nghị luận Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 5. Thuyết minh Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải một cách chính xác và khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một danh lam .