Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu thuyết minh liên tuyến đồng bằng sông Cửu Long
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
(NB) Tài liệu tổng hợp những thông tin như: Lịch sử hình thành, đặc sản, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành địa phương, dự án du lịch, danh làm thắng cảnh của các tình đồng bằng sông Cửu Long giúp cho hướng dẫn viên du lịch cung như khách du lịch có được khối thông tin bổ ích về các chuyến du lịch địa phương. Mời các bạ tham khảo "Tài liệu thuyết minh liên tuyến đồng bằng sông Cửu Long". | TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM KHOA DU LỊCH LỚP 09DL1 ---o0o--- TÀI LIỆU THUYẾT MINH LIÊN TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) SVTH: 1.Dương Võ Trân Châu 2.Trần Hồ Trúc Duy 3.Nông Thị Diễm My 4.Vũ Nguyễn Thanh Sơn 5.Nguyễn Văn Thuyền Tháng 3 năm 2011. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. LONG AN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH Long An ngày nay có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm so với nhiều vùng đất khác ở Nam bộ. Khi Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược năm 1698, lúc bấy giờ Long An thuộc phủ Gia Định, huyện Tân Bình. Năm 1832, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng đối với Long An là việc thành lập phủ Tân An gồm hai huyện Thuận An và Phước Lộc. Trên địa bàn cơ sở này, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn được thành lập từ sau khi thực dân Pháp xâm lược và đến năm 1957, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn được sát nhập thành Long An như ngày nay. Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây mang phù sa bồi đắp cho những vườn cây trái trĩu quả quanh năm, Long An còn có những cánh đồng lúa tốt tươi, bạt ngàn, hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Tất cả đã tạo nên một bức tranh làng quê Long An yên bình, mát dịu và trù phú. Thuyết minh về Sông Vàm Cỏ: + Vàm: là nơi hội tụ các nhánh sông, thường là Ngả 3 sông. + Về tên Vàm Cỏ: có nhiều cách giải thích về tên gọi này, trên đại thể có 2 cách giải thích như sau: • “Trước kia, bờ đất ven Vàm có rất nhiều cỏ, dân chúng thấy vậy gọi là VÀM CỎ”. • “theo tiếng Khmer: (hỏi Hướng dẫn) .