Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm của một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hoá
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá đặc điểm nông, sinh học của một số mẫu giống cói đang được trồng phổ biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng mẫu giống cói triển vọng đó. chi tiết nội dung đề tài. | HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG ĐỨC HUẾ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HOÁ Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH 2. TS. NINH THỊ PHÍP Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ích Tân Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ Hội Giống cây trồng Phản biện 3: TS. Nguyễn Quang Hải Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi . giờ . phút, ngày . tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cói có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt trong các làng nghề ở vùng nhiệt đới. Nhiều công dụng của cây cói như thân dùng dệt chiếu, thảm, làm các mặt hàng thủ công như làn, dép, mũ, võng, thừng, v.v. loại cói ngắn, xấu dùng lợp nhà, cói phế phẩm xay thành bột giấy làm bìa cứng, thân ngầm làm thuốc chữa bệnh. Sản phẩm cói không những tiêu thụ nội địa mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Hiện nay, cói được trồng ở nhiều huyện ven biển thuộc 26 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó vùng trồng cói Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình đã trở thành làng nghề sản xuất cói với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng từ rất xa xưa. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 179 triệu USD hàng TCMN bằng nguyên liệu tự nhiên. Trong đó, mặt hàng sản xuất từ cói chiếm 10% tổng kim ngạch. Theo Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006), ở các vùng trồng cói hiện nay có hai loài cói là cói Bông Trắng dạng đứng chiếm 80-90% và Bông Nâu chiếm 10-20%. Đây là hai giống cói dài nhất và có phẩm chất tốt nhất được trồng phổ biến hiện nay.Tuy