Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận: Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài tiểu luận này cung cấp một cái nhìn có tính hệ thống về chủ nghĩa hiện thực đồng thời thấy được tương quan giữa chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam với chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới. Hình thành trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chủ nghĩa hiện thực Việt Nam mang những đặc điểm chung,phổ biến đồng thời lại có những đặc điểm riêng mang tính dân tộc độc đáo.   | Các tác giả thường sử dụng điểm nhìn bên ngoài nhân vật, tức là khi người kể chuyện có khoảngcách với nhân vật. Ở các tác giả có xu hướng khai thác tâm lý nhân vật như Nam Caođiểm nhìn có xu hướng dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong nhân vật. Điều này được thể hiện rõ trong những lời nửa trực tiếp khi tác giả nhập thânvào dòng suy nghĩ của nhân vật. Nói về giọng điệu trần thuật. Mỗi nhà văn sẽ có “Một giọng nói riêng”. Giọng điệu góp phẩn thể hiện thái độ của tác giả đối với sự việc, nhân vật. Giọng điệu trong văn Vũ Trọng Phụng thiên về đả kích, mỉa mai; Giọng điệu trong văn Nguyên Hồng đầy yêu thương; Giọng điệu trong văn Nam Cao bề ngoài lạnh lùng, tàn nhẫn mà sôi nổi, thiết tha Nhịp điệu trần thuật chủ yếu được xác định bởi sự tiến nhanh hay chậm của các tình tiết, sự kiện, biến cố. Nếu văn học lãng mạn thường có nhịp điệu thong thả, chậm rãi khi thể hiện những mối tình thơ mộng thì văn học hiện thực giai đoạn (1930-1945) có xu hướng thể hiện trong tác phẩm nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, đầy căng thẳng, dữ dội. Đó là không khí căng thẳng ở làng Đông Xá trong những ngày thúc sưu thuế. Là nhịp điệu dồn dập trong Số đỏ khi Xuân tóc đỏ nhanh chóng từng bước leo lên bậc thang danh vọng.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN