Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Truyện cổ Andersen: Phần 1 - NXB Văn học
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
"Truyện cổ Andersen" phần 1 gồm 23 câu chuyện ngắn quen thuộc như: Em bé bán diêm, Anh chàng chăn lợn, Cô bé chăn ngỗng, Những bông hoa của cô bé Ida, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng Tiên cá,. Những câu chuyện giúp bạn đọc trở về với tuổi thơ, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. chi tiết nội dung tài liệu. | Thông tin ebook Truyện cổ andersen Tổng hợp từ nhiều nguồn Tạo ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Bi kịch hồn nhiên trong truyện cổ Andersen Lê Thị Thanh Tâm Người ta gọi ông là “người kể chuyện cổ tích”. Còn ông tự nhận mình “giống như người dân miền núi đục vào vách đá những bậc thang” để “chậm chạp và khó nhọc tìm lấy một chỗ đứng của mình trong văn học”[1]. Ông là thiên tài kể chuyện Hans Christian Andersen (1805-1875). Andersen đã có một cuộc đời sáng tạo vĩ đại: ông là nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch, nhà thơ, và đặc biệt là nhà viết truyện cổ tích. Sinh thời, ông làm bạn với V. Hugo, H. Balzac, C. Dicken, H. Heine Sinh trong nghèo khó ở thành phố cổ Ôđenzê nước Đan Mạch, làm con của một người thợ giày bần hàn, tuổi thơ chìm đắm trong những câu chuyện cổ tích do người cha và các cụ già trong khu dưỡng lao kể lại, những năm tháng ngây thơ sống trong các trò chơi tưởng tượng, tâm lý và vóc dáng có nhiều nét kỳ quặc, bị khinh rẻ và sống trong niềm tủi nhục , Andersen đã trở thành ông vua chuyện cổ mà tên tuổi bay khắp thế giới. Bo Gronbech trong tham luận “Tại sao chúng ta nghiên cứu Andersen?” (Hội thảo Andersen và Thế giới – Andersen and The World, 1993) đã nêu lên 9 nguyên nhân cần phải tìm hiểu Andersen như sau: 1-Cuộc đời nhà văn, 2- Tâm lý kỳ lạ, 3-Thơ ca, 4-Sáng tạo cổ tích, 5-Nghệ thuật cảm thụ, 6-Ý niệm tôn giáo và triết lý nhân sinh trong truyện cổ, 7-Việc biên tập, 8-Ảnh hưởng của Andersen đến văn hóa Đan Mạch, 9-Dịch thuật truyện cổ Andersen và phê bình tác phẩm Andersen ở nước ngoài. Ở mục Sáng tạo cổ tích, Gronbech đặt ra câu hỏi về “bí ẩn kể chuyện” của Andersen khi trộn lẫn những nhân vật–con người và nhân vật-sự vật với nhau. Và ở mục Ý niệm tôn giáo và triết lý nhân sinh trong truyện cổ, Gronbech cũng kêu gọi chúng ta hãy đọc Andersen không chỉ dưới ánh sáng Thiên Chúa giáo, mà dưới chủ âm triết lý chung cuộc về đời sống con người mà Andersen thể hiện. Gợi ý này giúp chúng tôi nghĩ đến một luận điểm nhỏ: phải chăng,