Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tính hút ẩm của đất dính và giải pháp giảm ẩm khi thi công đắp đập trong điều kiện độ ẩm cao
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tác giả phân tích đặc trưng hút ẩm của đất dính và đề xuất giải pháp giảm ẩm khi thi công đắp đập đất trong điều kiện độ ẩm cao. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | BÀI BÁO KHOA HỌC TÍNH HÚT ẨM CỦA ĐẤT DÍNH VÀ GIẢI PHÁP GIẢM ẨM KHI THI CÔNG ĐẮP ĐẬP TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ ẨM CAO Trần Văn Hiển1; Lê Văn Hùng2 Tóm tắt: Tác giả phân tích đặc trưng hút ẩm của đất dính và đề xuất giải pháp giảm ẩm khi thi công đắp đập đất trong điều kiện độ ẩm cao. Từ khóa: Hạt sét; mao dẫn; tính hút ẩm; độ ẩm cao; chiều cao hút ẩm; đắp đất đầm nén; đắp đập đất. 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1 Đập đất đồng chất, đập đất nhiều khối được ứng dụng phổ biến ở nước ta. Việc thiết kế và thi công đập đất đã được chuẩn hóa khá hoàn chỉnh. Tuy vậy, khi thi công đập đất thường gặp khó khăn về xử lý độ ẩm. Việc giảm ẩm để có độ ẩm đất phù hợp khi đắp đập theo thiết kế thường gặp rất nhiều khó khăn, tiến độ thi công bị chậm. Nguyên nhân chính là do đất dính thoát nước kém, môi trường ẩm cao. Vì vậy, tác giả đặt vấn đề nghiên cứu giải pháp giảm ẩm khả thi đối với đất dính thi công trong điều kiện đất và môi trường không khí có độ ẩm cao. Các mục tiêu cụ thể: 1) Tìm hiểu bản chất vật lý của đất dính, trên cơ sở bản chất của sét về tính hút ẩm; 2) Nghiên cứu đặc trưng đất sét xây dựng của Việt Nam ở khu vực Bắc Trung bộ; 3) Tổng hợp các phương pháp giảm ẩm truyền thống ở các công trường và đề xuất giải pháp mới thích hợp cho khu vực có độ ẩm cao khi thi công đất đầm nén. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận, phạm vi và đối tượng nghiên cứu Theo (QCVN04-05, 2012) và các tiêu chuẩn khác về đất xây dựng, khi thiết kế và thi công thường qui định hệ số đầm chặt mỗi khối đắp. Trên cơ sở kết quả proctor, ứng với dung trọng khô và hệ số đầm chặt thiết kế sẽ xác định được độ ẩm của đất trước khi đầm. Hệ số đầm chặt 1 2 càng cao thì độ ẩm đất trước khi đầm càng thấp. Đối với đất dính chứa hàm lượng, loại sét khác nhau, độ ẩm đất và môi trường càng cao thì việc giảm ẩm càng khó khăn. Ở Việt Nam chúng ta, vấn đề này gặp phổ biến ở Bắc Trung bộ và Bắc bộ. Tác giả sẽ chú trọng về đất sét khu vực này để nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là giải pháp giảm ẩm khi thi công đập đất đầm