Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài có mục tiêu nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu từ đó đề xuất bố trí sử dụng bền vững phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. chi tiết nội dung tài liệu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐÀO ĐỨC MẪN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG BỀN VỮNG MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2014 Công trình hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh 2. PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Quang Đức, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trong điểm tập trung nhiều các viện nghiên cứu, trường đại học, nông dân có truyền thống canh tác lâu đời nhưng hiệu quả sử dụng đất canh tác chưa cao, đồng thời lực lượng lao động dư thừa quá lớn. Mặc dù có sự chuyển dịch về thành phố và khu công nghiệp nhưng tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn chiếm 75,5% (năm 2004) so với 84,2% (năm 1990). Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả khai thác lợi thế về thị trường, điều kiện tự nhiên và lao động là yêu cầu cấp thiết (Nguyễn Văn Bộ và Nguyễn Trọng Khanh, 2010). Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 11.212,06 ha (đất trồng cây hàng năm 8.497,79 ha). Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm 45% tổng giá trị sản xuất toàn huyện (năm 2010). Tứ Kỳ có nhiều lợi thế cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, nhiều tiềm năng vẫn chưa được phát huy, khai thác một cách đầy đủ; các nguồn lực chưa được khai thác, thể hiện như: đất sản xuất