Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí nhìn từ công tác xây dựng Đảng - Nguyễn Hữu Đổng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền được Hồ Chí Minh rất quan tâm và nhắc nhở thường xuyên đối với toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên. Đây cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay trong công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao và giữ vững vai trò lãnh đạo, tức tạo “sức hấp dẫn lớn” của Đảng đối với quần chúng nhân dân. | Phòng, chống quanHỌC liêu, tham nhũng, lãng phí. TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI Phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí nhìn từ công tác xây dựng Đảng Nguyễn Hữu Đổng * Tóm tắt: Phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền được Hồ Chí Minh rất quan tâm và nhắc nhở thường xuyên đối với toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên. Đây cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay trong công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao và giữ vững vai trò lãnh đạo, tức tạo “sức hấp dẫn lớn” của Đảng đối với quần chúng nhân dân. Để Đảng ta giữ vững được vai trò lãnh đạo, vấn đề phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí cần phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của Đảng. Điều đó đòi hỏi cần phải tiếp tục có sự đổi mới về thể chế kinh tế và chính trị. Đó là, cần phát triển bền vững nền kinh tế thị trường hiện đại, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Hồ Chí Minh; xây dựng Đảng; phòng, chống; quan liêu; tham nhũng; lãng phí. Sinh thời, Hồ Chí Minh nhìn nhận công tác xây dựng Đảng như là một “chính sách” - Chính sách xây dựng Đảng(1). Đồng thời, Người cũng coi việc xây dựng Đảng vững mạnh là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân; xây dựng Đảng vững mạnh cũng tức là để xây dựng đất nước “dân chủ và giàu mạnh”. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện chính sách xây dựng Đảng được nhìn nhận là thực hiện các chính sách đối với nhân dân như thế nào để “làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu”(2). Nói cách khác, xây dựng và thực thi các cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước bảo đảm được yêu cầu là do nhân dân, vì lợi ích của nhân dân chính là chính sách xây dựng Đảng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc xây dựng niềm tin của nhân dân được coi là vấn đề cốt lõi của công tác xây dựng Đảng để nhằm tăng cường sức mạnh của Đảng. Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Đảng đã xác định: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ .