Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hội họa trong thơ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đây là sự dung hòa trong hai loại hình nghệ thuật trong cùng một tác phẩm, nhưng sự lý giải còn mơ hồ. Phải chăng cứ nói đến màu sắc là nói đến hội họa? Trong thơ cũng có những câu gợi nhiều màu sắc, ta một cảm quan hội họa và sự tương phản về màu sắc thì đó chính là đã có thơ trong họa, sự hài hòa của nhiều cặp tương quan. Tuy nhiên, màu sắc còn phụ thuộc vào yếu tố đậm nhạt,. Xin mời các bạn cung tham khảo. | HỘI HỌA TRONG THƠ Tác giả: Đặng Phương Mai Sưu tầm: Đào Tử Nguồn: http://sentichmich89.blogspot.no/2013/12/hoi-hoa-trong-tho.html Trong sáng tạo nghệ thuật, ta thường nghe nói: “Thi trung hữu họa - họa trung hữu thi” (trong thơ có họa - trong họa có thơ) Đây là sự dung hòa trong hai loại hình nghệ thuật trong cùng một tác phẩm, nhưng sự lý giải còn mơ hồ. Phải chăng cứ nói đến màu sắc là nói đến hội họa? Ca dao có câu: Trầu xanh, cau trắng chay hồng Vôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên Trong thơ cũng có những câu gợi nhiều màu sắc: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng (Tố Hữu) Chỉ có hai câu thơ thôi mà đã điểm tên đến năm màu sắc: Thanh (xanh), hồng, lam, trắng, vàng, nhưng có gợi cho ta một cảm quan hội họa không? Vương Duy - một thy sĩ, một họa gia Trung Quốc đời Đường, nổi tiếng với đề tài “Giang sơn tuyết tế đồ” và “Võng xuyên đồ” vẽ về những phong cảnh nơi ông đã từng ẩn dật. Có lẽ nhờ cái mơ màng của SƠN – TUYẾT mà người ta bảo tranh của Vương Duy giàu chất thơ? Trong thơ của ông, ta hãy đọc: Mưa buổi sớm vị thành bụi ướt Rặng liễu non mườn mượt màu xanh Khuyên anh hãy cạn chén chén quỳnh Dương quan ra khỏi biết mình quen ai? (Tống nguyên nhị sứ Tây An) Bài thơ gợi lên một cảnh chia tay trong buổi sang mùa xuân bên rặng liễu xanh non lất phất mưa bay. Một không gian mờ ảo đầy chất phương Đông. Ý thơ này như được rõ hơn trong câu Kiều: Tiễn đưa một chén quan hà Xuân Đình thoắt đã đổi ra Cao Đình Sông Tần một giải xanh xanh Loi thoi bờ liễu, mấy nhành dương quan Cảnh được tả từ xa đến gần. Từ “một dải xanh xanh” rất khái quát cho đến “loi thoi bờ liễu” là cái cụ thể. Do mối tương quan của cặp đối lập cho thật hài hòa: Tạo cái thô để tôn cái thanh; tạo cái tối để tôn cái sáng; tạo cái cứng để tôn cái mềm; tạo cái gồ ghề để thấy cái êm ả Thơ mà khai thác được tất cả các yếu tố kể trên cùng với các yếu tố: hiện- ẩn; tĩnhđộng; hư- thực; gần- xa; nóng- lạnh; và sự tương phản về màu sắc thì đó chính là đã có thơ trong họa. Nguyễn Du