Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chế tạo và nghiên cứu khả năng hấp phụ Ion Fe3+ của vật liệu nano oxit mangan bọc cát
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong khoảng nồng độ từ 49,857÷520,833mg/l, khi nồng độ ban đầu của ion Fe3+ tăng, thì dung lượng hấp phụ đều tăng. Khi tăng khối lượng VLHP từ 0,5÷4,0g, thì dung lượng hấp phụ giảm. Mô tả quá trình hấp phụ theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đã xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP đối với ion Fe3+ là 2,402mg/g. | Đỗ Trà Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 95 - 99 CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Fe3+ CỦA VẬT LIỆU NANO OXIT MANGAN BỌC CÁT Đỗ Trà Hương, Phạm Thị Hà Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái nguyên TÓM TẮT Dựa vào phản ứng oxy hóa khử, chúng tôi đã chế tạo thành công vật liệu hấp phụ (VLHP) oxit mangan kích thước nanomet bọc cát. Từ kết quả chụp ảnh hiển vi điện tử quét cho thấy mẫu VLHP chế tạo được có dạng hình cầu, bề mặt xốp, vật liệu nano oxit mangan đã bọc kín cát. Nghiên cứu quá trình hấp phụ của VLHP với ion Fe3+ bằng phương pháp hấp phụ tĩnh, trên máy quang phổ hấp thụ phân tử. Kết quả cho thấy: Thời gian đạt cân bằng hấp phụ với ion Fe3+ là 180 phút. pH hấp phụ tốt nhất là 2,5. Trong khoảng nồng độ từ 49,857÷520,833mg/l, khi nồng độ ban đầu của ion Fe3+ tăng, thì dung lượng hấp phụ đều tăng. Khi tăng khối lượng VLHP từ 0,5÷4,0g, thì dung lượng hấp phụ giảm. Mô tả quá trình hấp phụ theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đã xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP đối với ion Fe 3+ là 2,402mg/g. Từ khóa: Vật liệu hấp phụ, oxit mangan, bọc cát, hấp phụ, nanomet. MỞ ĐẦU Số lượng ngày càng tăng các kim loại nặng trong môi trường là nguyên nhân gây nhiễm độc đối với các nguồn nước . Việc loại trừ các kim loại nặng độc ra khỏi các nguồn nước là một trong những mục tiêu môi trường quan trọng bậc nhất phải giải quyết hiện nay. Nguồn gốc phát thải của kim loại nặng có thể là tự nhiên hoặc từ hoạt động của con người, chủ yếu là từ các chất thải công nghiệp và từ nông nghiệp.Đã có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm loại bỏ kim loại nặng trong nước như: Bay hơi, kết tủa, đổi ion, hấp phụ, thẩm thấu ngược và lọc nano Trong đó hấp phụ là một trong những phương pháp có nhiều có nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác vì vật liệu sử dụng làm hấp phụ tương đối phong phú, dễ điều chế, không đắt tiền, thân thiện với môi trường, đặc biệt không làm nguồn nước ô nhiễm thêm. Chính vì vậy đây là vấn đề đang và được nhiều