Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu tỉnh Thừa Thiên Huế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với bài báo này sẽ góp một phần cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá trong hệ thống sông Ô Lâu. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỆ THỐNG SÔNG Ô LÂU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN DUY THUẬN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế VÕ VĂN PHÚ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế VŨ THỊ PHƯƠNG ANH Trường Đại học Quảng Nam Hệ thống sông Ô Lâu là hệ sinh thái điển hình đặc trưng cho nhiều dạng thủy vực khác nhau của miền Trung Việt Nam, từ những khe nhỏ vùng núi đến vùng cửa sông ven biển. Sông Ô Lâu có diện tích lưu vực 900km2, chiều dài 66km, bắt nguồn từ đồi núi phía Tây của huyện Phong Điền chảy qua Phò Trạch, Vân Trình đổ vào phá Tam Giang - Cầu Hai tại cửa Lác. Sông Ô Lâu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nguồn thức ăn giàu đạm như cá, tôm, cho dân cư sống trong vùng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố của các loài cá ở sông Ô Lâu. Việc nghiên cứu thành phần loài cá và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi là rất cần thiết. Với bài báo này chúng tôi sẽ góp một phần cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá trong hệ thống sông Ô Lâu. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu và thu thập mẫu vật ở hệ thống sông Ô Lâu tại 17 điểm đại diện cho các độ cao khác nhau từ tháng IX/2008 đến tháng IX/2009. Tư liệu nghiên cứu chủ yếu là từ 612 mẫu cá và các nguồn tư liệu thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn ngư dân. Mẫu cá thu bằng cách đánh bắt trực tiếp cùng ngư dân với các ngư cụ như lưới, vợt, câu, nò sáo, rà điện Mua cá từ các ngư dân đ ánh bắt trên sông, mua kiểm tra cá từ các chợ cá vùng nghiên cứu. Mẫu được chụp ảnh ngay khi còn tươi và định hình trong dung dịch Formol 10%, bảo quản trong dung dịch Formol 4% và đư ợc lưu giữ tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn Tài nguyên - Môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Phân lo ại cá bằng phương pháp