Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chương 2: Chất thải rắn ở đô thị

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tài liệu gồm các phần chính như: Phát triển đô thị ở Việt Nam, Phát sinh chất thải rắn ở đô thị, Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị, Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đô thị. chi tiết nội dung tài liệu. | Chương 2: Chất thải rắn ở đô thị Chương 2. 2.1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị được chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị loại cao và nhiều đô thị mới được hình thành. Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số này là 715 đô thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa năm 2011 (Bộ Xây dựng, 2011). Đô thị phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% tổng dân số cả nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã lên đến 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng số dân cả nước) (TCTK, 2011). Dự báo, đến năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số cả nước và năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước1. Bảng 2.1. Số lượng đô thị các loại qua các năm từ 2005 - 2025 Năm Loại đặc biệt Loại 1 (Thành phố) Loại 2 (Thành phố) Loại 3 (Thành phố) Loại 4 (Thị xã) Loại 5 (Thị trấn, thị tứ) Tổng 2005 2 4 14 22 52 621 715 2007 2 4 13 43 36 631 729 2010 2 9 13 43 43 624 734 2011* 2 10 12 47 50 634 755 2015 2 9 23 65 79 687 870 20 81 122 - 1.000 2025 17 Ghi chú: (*) Số liệu từ Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng tháng 06/2011. Nguồn: TCTK, 2011; Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 1 Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 13 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Tp. HCM); 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); 7 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột); 12 đô thị loại 2 (Biên Hòa, Cà Mau, .