Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Sinh lý học - Bài 12: Sinh lý bài tiết nước tiểu

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tài liệu “Sinh lý bài tiết nước tiểu” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Cấu trúc - chức năng của thận, lọc ở cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận, khả năng vận chuyển tối đa của ống thận, tài liệu để nắm được quá trình lọc ở cầu thận; hiện tượng tái hấp thu và bài tiết ở từng phần ống thận; các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành nước tiểu; nguyên tắc, ý nghĩa của một số phương pháp thăm dò chức năng thận. | BÀI 12. SINH LÝ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được quá trình lọc ở cầu thận. 2. Trình bày được hiện tượng tái hấp thu và bài tiết ở từng phần ống thận. 3. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành nước tiểu. 3. Nêu được nguyên tắc, ýư nghĩa của một số phương pháp thăm dò chức năng thận. Thận có nhiều chức năng quan trọng. Thận tham gia điều hoà hằng tính nội môi bằng cách điều hoà thể tích và thành phần dịch ngoại bào và điều hoà thăng bằng acid – base thông qua chức năng bài tiết nước tiểu. Thận còn có vai trò nội tiết vì bài tiết hormon renin tham gia điều hoà huyết áp và sản xuất erythropoietin có tác dụng làm tuỷ xương tăng sản xuất hồng cầu khi oxy mô giảm. Thận còn tham gia vào quá trình chuyển hoá vitamin D3 và chuyển hoá glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon trong trường hợp bị đói ăn lâu ngày và bị nhiễm acid hô hấp mạn tính. Quá trình bài tiết nước tiểu bao gồm: Lọc, tái hấp thu, bài tiết và bài xuất (hình 12.2). 1. CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG CỦA THẬN 1.1. Đơn vị thận (nephron). Người bình thường có hai thận nằm ở phía sau trên khoang bụng. Mỗi thận nặng khoảng 150 gam và có khoảng 1 triệu đơn vị chức năng của thận là nephron . Chỉ cần 25% số nephron hoạt động bình thường cũng đảm bảo được chức năng của thận. Mỗi nephron gồm cầu thận và các ống thận (hình 12.1). Hình 12.1. Sơ đồ các thành phần của nephron. 214 Hình 12.2. Quá trình tạo nước tiểu 1.1.1. Cầu thận (hình 12.3) gồm: - Bọc Bowman là một túi lõm trong có búi mạch. Bọc Bowman thông với ống lượn gần. - Búi mạch gồm các mao mạch (khoảng 20 - 40) xuất phát từ tiểu động mạch đến cầu thận và ra khỏi bọc Bowman bằng tiểu động mạch đi. Tiểu động mạch đi có đường kính nhỏ hơn của tiểu động mạch đến. Biểu mô cầu thận dẹt, dày khoảng 4 micromét (1 m = 10-6 m). Hình 12.3. Cấu tạo màng lọc cầu thận. 215 1.1.2. Các ống thận gồm: - Ống lượn gần là đoạn tiếp nối với bọc Bowman, có một đoạn cong và một đoạn thẳng (part .