Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dấu tích danh nhân Nguyễn Văn Thành trên đất Thừa Thiên Huế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đầu thế kỷ XIX, trong công cuộc hoàn thành thống nhất quốc gia của Nguyễn Ánh có một người có công lớn là Tiền quân Nguyễn Văn Thành. Những dấu tích của Nguyễn Văn Thành còn lại trên quê hương Thừa Thiên Huế không nhiều và ít người biết đến. Bài viết muốn làm rõ những dấu tích đó như là một sự tri ân đối với một danh nhân, một người có công với dân với nước. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 95 ĐẤT NƯỚC - NHÂN VẬT DẤU TÍCH DANH NHÂN NGUYỄN VĂN THÀNH TRÊN ĐẤT THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Đăng, Mai Văn Được* 1. Vài nét về cuộc đời đầy vinh quang nhưng oan nghiệt của Nguyễn Văn Thành Nguyễn Văn Thành (1758-1817), quê gốc ở giáp Tây, xã Bác Vọng, tổng Phú Ốc, huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong (nay là làng Bác Vọng Tây, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), tiên tổ ông nhiều lần thay đổi nơi sinh sống.(1) Cha ông là Nguyễn Văn Hiền (? - 1775) khảng khái đảm lược, đã đem hương dũng phò tá chúa Nguyễn Phúc Thuần, được trao chức Cai đội. Trong một trận đánh với quân Tây Sơn tại hòn Tam Sơn, Nguyễn Văn Hiền đã dốc hết sức đánh địch, tử trận, được tặng Cai cơ. Đến thời vua Gia Long, ông được truy tặng Đặc tiến Tráng võ phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Chưởng vệ sự Chưởng doanh Hiền Đức hầu,(2) liệt thờ ở đền Hiếu Trung và miếu Trung Tiết công thần. Mẹ ông là bà Trần Thị Đàn (1740-1809), người ở thôn Bình Long, tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Bình Tân, trấn Phiên An (Gia Định).(3) Nguyễn Văn Thành có trang mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ.(4) Mới 15 tuổi (1773), ông đã theo cha đánh quân Tây Sơn. Khi cha mất, ông tìm đến Nguyễn Ánh năm 1777, coi Nguyễn Ánh như một minh chúa và dốc lòng thờ phụng, lập được nhiều chiến công. Năm 1801, ông lãnh ấn Khâm sai Chưởng Tiền quân,(5) Bình Tây Đại Nguyên soái, tước quận công. Ông là một trong những vị tướng trung thành hầu cận, giúp Nguyễn vương khôi phục quyền lực họ Nguyễn, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Sau khi lấy được Bắc thành, tháng 9 năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long giao cho Nguyễn Văn Thành giữ chức Tổng trấn(6) với lời dụ rằng: “việc Bắc thành đều giao cho ngươi cả”.(7) Trên cương vị mới, với quyền lực “tiền trảm hậu tấu”, ông đã có nhiều đóng góp cho tiến trình lịch sử dân tộc. Việc đầu tiên, ông cho chiêu tập dân xiêu tán ở Bắc thành về quê cũ