Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận án tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu của luận án là hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CGHNN, đánh giá thực trạng CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CGHNN và đánh giá tác động của cơ giới hóa đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất giải pháp đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm hìn đến năm 2030. | PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở khu vực Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh là một trong những địa phương sớm thực hiện chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp (CGHNN) nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở khu vực nông thôn. Điều này được thể hiện qua việc ban hành“Đề án áp dụng CGHNN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Chính sách cơ giới hóa theo Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết 157/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Sự ra đời của các chính sách này đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh; nhiều khâu sản xuất có tính chất nặng nhọc đã được thực hiện bằng các loại máy móc và phương tiện cơ giới như làm đất, thu hoạch và vận chuyển nông sản, góp phần tăng năng suất lao động và giảm tốt thất sau thu hoạch. Tính đến cuối năm 2015, ở Hà Tĩnh có khoảng 9.164 máy kéo các loại và có thể đảm nhận trong khâu làm đất khoảng 38.000ha, chiếm 45% diện tích sản xuất nông nghiệp; mức độ trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh là 132,81CV/ha đất trồng cây hàng năm. Tuy nhiên, so với nhiều địa phương khác trong cả nước, mức độ CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh hiện vẫn còn thấp, nhiều khâu sản xuất vẫn chưa áp dụng cơ giới (gieo cấy, bảo vệ thực vật, bảo quản nông sản,.); việc áp dụng cơ giới hóa không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, sự manh mún về đất canh tác, hệ thống giao thông nội đồng còn lạc hậu, cũng như thiếu vốn là nguyên nhân chính hạn chế việc áp dụng cơ giới trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh” làm Luận án tiến sỹ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CGHNN ở địa bàn nghiên cứu. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Hệ thống hóa và làm rõ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN