Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Sinh lý học - Bài 18: Sinh lý hệ thần kinh tự chủ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu “Sinh lý hệ thần kinh tự chủ” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Đặc điểm giải phẫu – chức năng của hệ thần kinh tự chủ, dẫn truyền qua synap ở hệ thần kinh tự chủ, tác dụng kích thích và ức chế của hệ giao cảm và của hệ phó giao cảm lên các cơ quan. tài liệu để nắm được đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự chủ; chức năng và điều hòa chức năng hệ thần kinh tự chủ. | BÀI 18. SINH LÝ HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự chủ 2. Trình bày được chức năng và điều hòa chức năng hệ thần kinh tự chủ. Phần thần kinh trung ương kiểm soát chức năng của các tạng được gọi là hệ thần kinh tự chủ (còn được gọi là hệ thần kinh thực vật, hệ thần kinh dinh dưỡng, hệ thần kinh tạng). Hệ này điều hoà huyết áp động mạch, cử động và bài tiết dịch của ống tiêu hoá, bài tiết một số hormon, co cơ bàng quang, tiết mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác, trong đó có những hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thần kinh tự chủ và có những hoạt động phụ thuộc một phần vào hoạt động của hệ này. Thông qua những hoạt động này, hệ thần kinh tự chủ đóng vai trò rất quan trọng trong điều hoà nội môi và giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Hệ thần kinh tự chủ có các trung tâm nằm ở tuỷ sống, thân não và vùng dưới đồi (hypothalamus). Các phần của vỏ não, đặc biệt là vỏ hệ limbic có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh tự chủ. Thường thì hệ thần kinh tự chủ cũng hoạt động trên cơ sở các phản xạ tạng. 1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU – CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ 1.1. Hệ giao cảm Hệ giao cảm có hai chuỗi hạch giao cảm ở hai bên cột tuỷ sống, hai hạch trước cột sống (hạch tạng và hạch hạ vị) và các sợi thần kinh đi từ các hạch tới các tạng khác nhau. Các dây giao cảm xuất phát từ tuỷ ở các đốt từ lưng 1 (L1) đến thắt lưng 2 (TL2) tới các hạch rồi từ các hạch tới các tạng hay mô mà nó chi phối (hình 18.1). Từ tuỷ sống tới mô chịu kích thích có hai nơron giao cảm: Nơron trước hạch (sợi tiền hạch) và nơron sau hạch (sợi hậu hạch). Thân của nơron tiền hạch nằm ở sừng bên của chất xám tuỷ sống và sợi trục đi ra theo rễ trước của tuỷ sống cùng với dây thần kinh tuỷ sống, theo nhánh thông trắng tới hạch của chuỗi giao cảm. Từ đây, sợi có thể đi theo một trong ba con đường sau: 1) Tạo synap với nơron hậu hạch nằm ở trong hạch đó; 2) Đi lên trên hoặc