Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, việc sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Mời các bạn cùng xem nội dung chi tiết bài viết. | DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VIỆT NAM TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THƯC TIEN Nguyễn Chí Bền 1. Lời mở Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc việc sưu tầm nghiên cứu và bảo tồn phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc đang đặt ra khá nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô cả ở phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Chẳng hạn thế nào là bảo tồn thế nào là phát huy thế nào là phát triển . Một ví dụ với dân ca quan họ Bắc Ninh giữa những nghệ nhân hát quan họ ở các làng quan họ và các nghệ sĩ Đoàn dân ca quan họ đâu là nhân tố cần bảo tồn và phát huy nhân tố được phát triển có ảnh hưởng gì đến bản chất của di sản phi vật thể ấy không . Một ví dụ khác lên đồng trong tín ngưỡng thờ Mâu có là yếu tố mê tín dị đoan hay không Có cần được nghiên cứu hay không Có phải quản lý sinh hoạt văn hóa có tính chất tâm linh này không Tất cả những điều ấy đòi hỏi phải giải quyết cặn kẽ các vấn đề. 2. Từ khái niệm di sản văn hóa phi vật thể Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam thường thịnh hành quan niệm chia văn hóa thành hai bộ phận văn hóa vật chất và vãn hóa tinh thần. Đến cuối thập kỷ 70 các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam bắt đầu sử dụng khái niệm vô thể hữu thể hoặc hữu hình vô hình. Sau đó các khái niệm văn hóa vật thể và phi vật thể được sử dụng một cách thông dụng ở Việt Nam. Để hiểu khái niệm di sản văn hóa phi vật thể không thể không đề cập đến khái niệm mà UNESCO đã sử dụng trong Cổng ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được thông qua trong phiên họp lần thứ 32 của Đại hội đồng Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán các hình thức biểu hiện biểu đạt tri thức kỹ năng và kèm theo đó là những Phó Giáo sư Tiến sĩ Viện Văn hóa - Thông tin Bộ Văn hóa - Thông tin. Việt Nam. 341 VIỆT NAM HỌC - KỶ YỀU HỘI THẢO QUÔC TỀ LẦN THỨ HAI công cụ đồ vật đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng các nhóm và một số trường hợp là các cá nhân công .