Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng ở cá chim vây vàng (Trachinotus spp) nuôi lồng tại Hải Phòng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu ký sinh trùng nhiễm ở cá chim vây vàng (Trachinotus spp) nuôi lồng tại Cát Bà, Hải Phòng được thực hiện từ tháng 6/2017 đến 5/2018. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 loài ký sinh trùng bao gồm Trichodina sp., Cryptocaryon irritans, Pseudorhabdosynochus sp., Benedenia sp. và Caligus sp. ký sinh ở cá chim vây vàng. | Khoa học Nông nghiệp Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng ở cá chim vây vàng (Trachinotus spp) nuôi lồng tại Hải Phòng Trương Thị Mỹ Hạnh*, Phạm Thi Yến, Phạm Thị Thanh Nguyễn Thị Nguyện, Đào Xuân Trường, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Thị Vân Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I Ngày nhận bài 12/6/2018; ngày chuyển phản biện 18/6/2018; ngày nhận phản biện 11/7/2018; ngày chấp nhận đăng 1/8/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu ký sinh trùng nhiễm ở cá chim vây vàng (Trachinotus spp) nuôi lồng tại Cát Bà, Hải Phòng được thực hiện từ tháng 6/2017 đến 5/2018. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 loài ký sinh trùng bao gồm Trichodina sp., Cryptocaryon irritans, Pseudorhabdosynochus sp., Benedenia sp. và Caligus sp. ký sinh ở cá chim vây vàng. Trong đó, Trichodina sp. có tỷ lệ và cường độ nhiễm (CĐN) cao nhất ở cá chim vây vàng lần lượt là 50,7% và 1-88 trùng/vi trường, tiếp đến là Cryptocaryon irritans (13,8% và 1-30 trùng/vi trường), Pseudorhabdosynochus sp. (3,8% và 1-10 trùng/vi trường), Benedenia sp. (6,3% và 1-7 trùng/cá thể) và thấp nhất là Caligus sp. (1,3% và 1-5 trùng/cá thể). Hơn nữa, Trichodina sp. được ghi nhận nhiễm ở cá chim vây vàng từ tháng 1 đến 12, trong khi đó Cryptocaryon irritans và Benedenia sp. bắt gặp ký sinh ở cá chim vây vàng lần lượt trong tháng 3, 4, 7 và 3, 4, 8, Pseudorhabdosynochus sp. và Caligus sp. xuất hiện 1 lần vào tháng 5 và 11. Từ khóa: cá chim vây vàng, Cát Bà, Hải Phòng, ký sinh trùng. Chỉ số phân loại: 4.5 Đặt vấn đề Nghề nuôi biển có vai trò, vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường. Mục tiêu đến năm 2020 sản lượng cá biển của cả nước sẽ đạt 200.000 tấn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020” và “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, trong đó Cát Bà, Hải Phòng là một trong những khu vực quy hoạch nuôi cá lồng biển. Nuôi cá lồng biển tại Cát Bà, Hải Phòng phát triển mạnh mẽ từ những năm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN