Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài bướm ngày (lepidoptera: rhopalocera) tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày thành phần loài bướm ngày (lepidoptera: rhopalocera) tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 THÀNH PHẦN LOÀI BƯỚM NGÀY (LEPIDOPTERA: RHOPALOCERA) TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN BÙI XUÂN PHƯƠNG Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga Vườn Quốc gia Hoàng Liên (VQG Hoàng Liên) nằm ở vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam, có diện tích 29.831ha. Đây là khu vực có địa hình chia cắt mạnh, hình thành nhiều thung lũng lớn trên những đai độ cao khác nhau, có đỉnh núi cao Phan Si Păng (3.142m). Những nghiên cứu khu hệ bướm tại đây cũng được đề cập đến từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trong Danh sách Bướm Việt Nam (Dubois và Vitalis, 1919, 1921, 1924), chỉ có 20 loài bướm được nhắc đến ở Sa Pa; tuy nhiên, các tác giả cho biết thành phần loài bướm ở đây rất khác so với các khu vực khác ở miền Bắc và miền Nam của Việt Nam. Monastyrskii và Hill (1997) đã xác định 83 loài của 8 họ ở núi Phan Si Păng. Monastyrskii, Bùi Xuân Phương và nnk., (1999) đã xác định danh lục 193 loài bướm thuộc 10 họ. Hill và Monastyrskii (1999) chỉ ra rằng dãy núi Hoàng Liên Sơn do vị trí địa lý và độ cao đặc biệt ở Việt Nam nên có nhiều loài bướm thuộc khu hệ Cổ Bắc. Vũ Văn Liên (2003) xác định thành phần loài gồm 70 loài trên các đỉnh núi ở độ cao từ 1.800 2.900m. Đặc biệt, lần đầu tiên phát hiện loài Teinopalpus imperialis ở núi Hoàng Liên vào năm 1999. Để đóng góp thêm dẫn liệu về thành phần loài bướm ở VQG Hoàng Liên, dưới đây xin được trình bày kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu từ 1996 tới nay. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu được thu thập theo phương pháp đường cắt (transect) của Pollard (1975, 1977) được nghiên cứu áp dụng phù hợp với điều kiện rừng mưa nhiệt đới của tác giả Spitzer, Leps (1990, 1993). Công việc điều tra được triển khai vào các đợt: Đợt I: 7-9/1996; đợt II: Điều tra tròn năm 1998, 2 tuần/tháng; đợt III: 4/2008-12/2009, điều tra 2 tuần/tháng. Tuyến điều tra được lựa chọn đại diện cho các kiểu rừng, khu cư trú theo độ cao. Điều tra bằng cách đi bộ dọc theo các tuyến điều tra với tốc độ khoảng 100m/10’, ghi