Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sự thay đổi công thức máu trước và sau khi điều trị, các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trường Đại học Y dược Huế

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở các bệnh nhân đến khám tại trường Đại học Y Dược Huế và đánh giá sự thay đổi công thức máu của bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột trước và sau khi điều trị tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Bên cạnh đó, bài viết còn tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017 NGHIÊN CỨU TỈ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT, SỰ THAY ĐỔI CÔNG THỨC MÁU TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU TRỊ, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ Đinh Xuân Tuấn Anh1, Tôn Nữ Phương Anh2 (1) Sinh viên lớp KTXN 4 (Khoá 2013-2017) (2) Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Nhiễm giun sán đường tiêu hoá vẫn còn phổ biến ở nước ta và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy khảo sát tỉ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá là cần thiết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, kỹ thuật Kato, nhằm khảo sát tỉ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở 590 bệnh nhân, và làm công thức máu ở bệnh nhân bị nhiễm giun sán trước điều trị và sau khi đáp ứng điều trị thuốc tẩy giun sán 1 tháng. Dùng phiếu câu hỏi để phỏng vấn bệnh nhân nhằm khảo sát kiến thức về bệnh cũng như những hành vi nguy cơ nhiễm giun sán đường tiêu hoá. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm giun chung 14,1%. Trong đó nhiễm giun móc (8,5%) và giun tóc (4,3%). Có 100% bệnh nhân nhiễm sán lá gan bé có bạch cầu ưa acid tăng và giảm rõ rệt sau 1 tháng đáp ứng điều trị. Có 53,0% bệnh nhân nhiễm giun móc và hoặc giun tóc có tăng bạch cầu ưa acid nhưng với chỉ số thấp hơn nhiễm sán lá gan bé và giảm về bình thường sau 1 tháng đáp ứng điều trị. Chỉ có bệnh nhân nhiễm giun móc và hoặc giun tóc là có thiếu máu nhược sắc mức độ nhẹ, với tỷ lệ trường hợp có thiếu máu nhược sắc nhẹ từng loại là: giun móc 18,8%, giun tóc 13,3%. Các yếu tố làm gia tăng tỷ lệ nhiễm GSĐTH là ít hiểu biết về bệnh ký sinh trùng và có các hành vi nguy cơ như: tập quán ăn thịt cá chưa nấu chín, không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và không tẩy giun định kỳ Kết luận: Nhiễm giun sán đường tiêu hoá chủ yếu là giun móc, giun tóc và sán lá gan bé. Tăng bạch cầu ưa acid và hoặc các chỉ số hồng cầu giảm hay thiếu máu nhẹ là dấu chứng gợi ý nhiễm giun sán đường tiêu hoá. Có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN