Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm dịch tễ học thiếu men glucose - 6 - phosphate dehydrogenaseở trẻ sơ sinh được sinh ra tại tỉnh Ninh Thuận
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện trên địa bàn của tỉnh Ninh Thuận từ 01/2008 đến 6/2008. Nghiên cứu mô tả trên 423 sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận trong 6 tháng đầu năm 2008. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống, phân tầng theo các bệnh viện. Định lượng men G6PD bằng phương pháp WST-8/1-methoxy PMS (Tantular I.S. 2003). | ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC THIẾU MEN GLUCOSE - 6 - PHOSPHATE DEHYDROGENASE Ở TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC SINH RA TẠI TỈNH NINH THUẬN Lê Vũ Chương*, Lê Thị Ngọc Dung** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh thiếu men Glucose - 6 - Phosphate Dehydrogenase (G6PD) có tỷ lệ cao hơn ở những dân tộc sống trong vùng sốt rét lưu hành. Ninh Thuận là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống và có 61,8% dân số sống trong vùng dịch tễ sốt rét. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về tình hình thiếu men G6PD. Chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ học thiếu men G6PD ở sơ sinh để góp phần đề xuất biện pháp dự phòng biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện trên địa bàn của tỉnh Ninh Thuận từ 01/2008 đến 6/2008. Phương pháp: Cắt ngang mô tả trên 423 sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận trong 6 tháng đầu năm 2008. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống, phân tầng theo các bệnh viện. Định lượng men G6PD bằng phương pháp WST-8/ 1-methoxy PMS (Tantular I.S. 2003). Kết quả: Hàm lượng men trung bình là 7,02 UI/g Hb, hầu hết hoạt tính men thuộc lớp IV theo phân loại của WHO (79,9%). Tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh là 3,5%, trong đó tỷ lệ thiếu men ở sơ sinh dân tộc Kinh là 2,2%, Chăm 7%, Raglay 8,3%. Những trẻ sơ sinh thiếu G6PD đa số có tuổi thai ≥ 37 tuần (14/15), cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gam (13/15), trẻ trai (12/15), dân tộc Kinh (7/15), sống trong vùng sốt rét lưu hành (10/15) và có tuổi thai trung bình là 38,2 tuần, cân nặng trung bình lúc sinh là 3100 gam. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu men G6PD giữa trẻ trai (5,3%) và trẻ gái (1,5%), dân tộc ít người (7,2%) và dân tộc Kinh (2,2%), miền núi (6,9%) và vùng biển (0%), mẹ là thợ uốn tóc (40%) và mẹ làm nghề khác (3,1%) (p 0,05). Chúng tôi cũng nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của tuổi thai, tuổi cha, tuổi mẹ giữa 2 nhóm sơ sinh thiếu men và đủ men G6PD (p > .