Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 315

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 315 để có thêm tài liệu ôn thi. | KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ SỞ GD&ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 315 Họ và tên thí sinh:. SBD: Câu 41: Giới hạn độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam là do A. tác động của gió mùa kết hợp với hướng núi. B. ảnh hưởng của tín phong Đông Bắc. C. địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi. D. hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Câu 42: Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới thuận lợi là do vị trí A. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. B. nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương. C. nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. D. ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng. Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết phần lớn dân cư thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo tập trung ở vùng nào sau đây? A. Tây Nguyên. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 44: Giải thích nào sau đây không đúng với việc dân cư tập trung đông ở đồng bằng? A. nghề trồng lúa nước cần nhiều lao động. B. có điều kiện tự nhiên thuận lợi. C. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. D. tập trung nhiều trung tâm công nghiệp. Câu 45: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị : Triệu ha ) Năm 1985 1995 2005 2013 Đông Nam Á 3,4 4,9 6,4 9,0 Thế giới 4,2 6,3 9,0 12,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê , 2015) Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013? A. Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á chậm hơn của thế giới . B. Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh. C. Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng nhanh hơn của thế giới. D. Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục. Câu 46: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục .