Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên với 6 công thức: CT 1 (110N + 50P2O5 + 60K2O/ha), CT 2 (120N + 60P2O5 + 70K2O/ha), CT 3 (130N + 70P2O5 + 80K2O/ha), CT 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha), CT 5 (150N + 90P2O5 + 100K2O/ha), CT 6 (160N + 100P2O5 + 110K2O/ha) trên nền 3 tấn phân vi sinh/ha. | Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88 VỤ XUÂN 2014 TẠI THÁI NGUYÊN Lê Thị Kiều Oanh1, Trần Trung Kiên1*, Trần Văn Điền1, Ngô Mạnh Tiến2 1Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên phường Tân Thành, TP. Thái Nguyên 2UBND TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên với 6 công thức: CT 1 (110N + 50P2O5 + 60K2O/ha), CT 2 (120N + 60P2O5 + 70K2O/ha), CT 3 (130N + 70P2O5 + 80K2O/ha), CT 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha), CT 5 (150N + 90P2O5 + 100K2O/ha), CT 6 (160N + 100P2O5 + 110K2O/ha) trên nền 3 tấn phân vi sinh/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng không nhiều tới thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88; khả năng chống chịu sâu bệnh hại có xu hướng giảm khi lượng phân bón tăng; năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 ở các công thức phân bón biến động từ 70,8 – 92,1 tạ/ha. Công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) cho năng suất bắp tươi và năng suất hạt khô cao nhất, đạt tương ứng 92,1 và 37,8 tạ/ha; hiệu quả kinh tế cũng đạt cao nhất ở công thức 4; chất lượng thử nếm tốt nhất ở công thức 5 và 6. Từ khóa: Chất lượng, HN88, năng suất, ngô nếp, phân bón, Thái Nguyên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Đối với các loại ngô thực phẩm, đặc biệt là giống ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) tuy sản lượng chưa nhiều nhưng nhu cầu sử dụng các giống ngô này trong thời gian gần đây đang tăng lên rất nhanh. Ngô nếp chiếm khoảng 12% tổng diện tích ngô của cả nước, chủ yếu là các giống thụ phấn tự do. Việc sản xuất ngô nếp chất lượng cao phục vụ làm lương thực, làm quà không chỉ phù hợp với tập quán của các dân tộc miền núi mà còn ngày càng phát triển ở các vùng đồng bằng, đô thị. Cây ngô có tiềm năng năng suất lớn. Trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngô, phân bón giữ vai trò quan trọng nhất. Theo Berzeni và Gyorff (1996) [1]