Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số ý kiến về cải tiến phương án điều tra lâm nghiệp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việc nghiên cứu cải tiến các phương án điều tra trong ngành nông nghiệp và thuỷ sản là cần thiết nhằm khắc phục những nhược điểm của phương án điều tra đó ban hành trước đây, nâng cao một bước chất lượng thu thập số liệu điều tra trong nền kinh tế thị trường đa thành phần trong nông nghiệp và nông thôn. Mời các bạn tham khảo! | Một số ý kiến về cải tiến phương án điều tra lâm nghiệp NguyễnHoà Bình Ngày 28 tháng 4 năm 2008, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đó ký quyết định số 329/QĐ-TCTK ban hành 6 phương án điều tra trong ngành nông nghiệp và thuỷ sản thay thế các phương án điều tra đó ban hành theo quyết định số: 300 - TCTK/NLTS ngày 19 tháng 7 năm 1996. Việc nghiên cứu cải tiến các phương án điều tra trong ngành nông nghiệp và thuỷ sản là cần thiết nhằm khắc phục những nhược điểm của phương án điều tra đó ban hành trước đây, nâng cao một bước chất lượng thu thập số liệu điều tra trong nền kinh tế thị trường đa thành phần trong nông nghiệp và nông thôn. Nhưng riêng phương án điều tra lâm nghiệp ngoài quốc doanh được cải tiến và ban hành theo quyết định số 453/TCTK – NLTS ngày 9 tháng 7 năm 2003 của Tổng cục Thống kê, không còn phù hợp với thực tế sản xuất lâm nghiệp hiện nay. Qua theo dõi quá trình triển khai thực hiện phương án điều tra lâm nghiệp ngoài quốc doanh từ khi cải tiến (năm 2003) đến nay đã hơn 6 năm, chúng tôi thấy bên cạnh những ưu điểm đã đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ chỉ đạo của các ngành, các cấp về số cây lâm nghiệp trồng phân tán và sản lượng lâm sản thu được từ rừng của các đơn vị lâm nghiệp ngoài quốc doanh, vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần phải được nghiên cứu và hoàn thiện như sau: Thứ nhất, chưa quét hết về đối tượng và đơn vị điều tra, quy định về qui mô diện tích trồng tập trung của cây lâm nghiệp quá lớn so với cây nông nghiệp lâu năm. Phương án điều tra lõm nghiệp ngoài quốc doanh năm 2003, qui định chỉ bao gồm các hộ, các đơn vị sản xuất lâm nghiệp ngoài quốc doanh với 2 đối tượng điều tra là số cây lâm nghiệp trồng phân tán và sản phẩm lâm sản khai thác, thu nhặt từ rừng. Qui định này là không đủ những đối tượng cần thu thập thông tin về kết quả sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh/huyện, do vậy không đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, phân tích kết quả sản xuất lâm nghiệp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa .