Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên qua ma trận SWOT
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thái Nguyên được đánh giá là mảnh đất có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Trong những năm qua, kinh tế du lịch Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, du lịch Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn nhất định. Để khai thác triệt để tiềm năng nhằm đưa du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Bài viết dưới đây tập trung vào phân tích một số điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của kinh tế du lịch Thái Nguyên thông qua ma trận SWOT để từ đó đưa ra một số giải pháp gợi mở chính sách và chiến lược phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên trong thời gian tới. | Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THÁI NGUYÊN QUA MA TRẬN SWOT Lê Quang Đăng*, Đỗ Thị Nga Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên được đánh giá là mảnh đất có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Trong những năm qua, kinh tế du lịch Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, du lịch Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn nhất định. Để khai thác triệt để tiềm năng nhằm đưa du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Bài viết dưới đây tập trung vào phân tích một số điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của kinh tế du lịch Thái Nguyên thông qua ma trận SWOT để từ đó đưa ra một số giải pháp gợi mở chính sách và chiến lược phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên trong thời gian tới. Từ khóa: Thái Nguyên, du lịch, kinh tế du lịch, phát triển du lịch, ma trận swot. GIỚI THIỆU VỀ MA TRẬN SWOT* SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ Tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (đe dọa hay thách thức). SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp xuất hiện vào khoảng thập niên 60, 70 của thế kỷ XX do nhóm tác giả: Marion Dosher, Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart thuộc viện nghiên cứu Standford, Melo Park, California xây dựng nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định chiến lược, thay đổi cung cách quản lý [1]. Cho đến nay, mô hình SWOT đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của kinh tế học. Mô hình SWOT mang lại một cách nhìn toàn diện về các vấn đề của kinh tế để từ đó các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng làm căn cứ cho những quyết định