Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Rèn Nghị Lực Để Lập Thân Chương 6

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Rèn Nghị Lực Để Lập Thân Tác giả: Nguyễn Hiến Lê Chương 6 - Suy Nghĩ Người không mục đích như thuyền không lái 1. Phần đông thanh niên ở trường ra không biết mình muốn cái gì? 2. Ta muốn cái gì? 3. Phải muốn cách nào? Trong chương trên tôi đã xét trí tuệ và tình cảm có ích và hại cho nghị lực ra sao và chỉ cách dùng lý trí để hướng dẫn, điều hoà tình cảm. | Rèn Nghị Lực Đê Lập Thân Tác giả Nguyễn Hiến Lê Chương 6 - Suy Nghĩ Người không mục đích như thuyền không lái 1. Phần đông thanh niên ở trường ra không biết mình muốn cái gì 2. Ta muốn cái gì 3. Phải muốn cách nào Trong chương trên tôi đã xét trí tuệ và tình cảm có ích và hại cho nghị lực ra sao và chỉ cách dùng lý trí để hướng dẫn điều hoà tình cảm. Bắt đầu từ chương này tôi lần lượt xét phương pháp luyện ba năng lực của nghị lực tức óc suy nghĩ óc quyết đoán và sức hoạt động. 1. Phần đông thanh niên ở trường ra không biết mình muốn cái gì Ở đời hễ không muốn thì không được một cái gì cả. Ngay những người trúng số độc đắc một điều hoàn toàn do vận may mà cũng phải muốn rồi mới được phải muốn trúng số và mua vé số rồi mới trúng số. Nói chi tới mọi công việc làm ăn sau khi muốn còn phải bền gan thực hành ý muốn hàng năm hàng chục năm vậy mà ta không biết muốn thì làm sao thành công được Muốn quả thực là điều quan trọng nhất ở đời và biết muốn là bước đầu để thành công. Khốn nỗi trường học lại không dạy ta muốn. Lời đó có vẻ như ngoa phải chăng bạn Học sinh nào mà không muốn thuộc bài làm được bài được thầy yêu được hơn bạn được phần thưởng được thi đậu Nhưng cái muốn đó chưa thực là muốn vì do thói quen chứ không do sáng kiến muốn mà có khi không lượng sức mình đạt được không hoặc muốn mà không tự lập một chương trình để thực hành. Phần đông học sinh cứ theo đúng lời thầy dạy rồi kẻ thiếu thiên tư thì thất bại người có thiên tư thì thành công và sự thành công đó tự nhiên quá ít khi do muốn mà được. Cũng có một số học sinh có chí tự vạch đường lối để theo và quyết tâm thực hành song số đó rất ít mỗi lớp may ra được vài ba người còn bao nhiêu đều để nhà trường và số phận muốn cho mình cả. Chương trình và thời khoá biểu được quy định một cách rất tỉ mỉ giờ này học môn này giờ sau học môn kia cứ như vậy hàng chục năm học sinh không phải tự ý lựa chọn quyết định một việc gì nên khi ở trường ra không được dắt dẫn từng bước nữa họ hoá bỡ ngỡ như người mất phương hướng. .