Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chuyên đề 6: Bài thơ Đồng chí

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung chuyên đề 6 gồm có: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời chống Pháp. Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. | CHUYÊN ĐỀ 6: Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu. Theo admin Học văn lớp 9 – CH - https://www.facebook.com/hocvanlop9 A. Kiến thức trọng tâm: 1. Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời chống Pháp. 2. Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 3. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. B. Phân tích: * Khái quát về tác giả, tác phẩm: - Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Phần lớn các sáng tác của ông đều viết về người lính và chiến tranh với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén. - Ra đời năm 1948, “Đồng chí” là một trong những tác phẩm hay nhất của Chính Hữu. Bài thơ diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí thiêng liêng, gắn bó thời kì đầu cuộc kháng chiến. 1. Tình đồng chí, đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp. - Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” khi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang ở giai đoạn đầu. Bộ đội và nhân dân phải sống trong thời kì hết sức khó khăn, gian khổ. Từ trải nghiệm chân thực về những gian khổ và cả những ấm á pthiêng liêng của tình đồng đội, bài thơ là lời ca về hình ảnh người lính vệ quốc giản dị mà cao quí và tình đồng chí thân thiết, sâu nặng giữa những ngày gian khổ ấy. - Ngay từ những câu thơ mở đầu, nhà thơ lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi”, của người lính và người lính: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Thành ngữ“nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” cho thấy tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng cảnh ngộ . Họ là những người nông dân áo vải, ra đi từ miền quê nghèo, lam lũ của mọi miền Tổ quốc và gặp gỡ nhau ở tình yêu đất nước lớn lao. Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc