Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo: Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của báo cáo là: Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh nhằm nâng cao thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi, góp phần phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo nói chung, nâng cao thu nhập cho hộ trồng lúa nói riêng, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo. | Dữ liệu Bảng 2.1 cho thấy gần 50% nông dân tại vùng khảo sát sử dụng giống lúa chất lượng cao (các giống OM hạt dài) qua các vụ trong năm. Để đạt được kết quả này địa phương đã có nhiều cách hỗ trợ nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi từ giống lúa hạt tròn truyền thống sang giống lúa hạt dài chất lượng cao (nhu cầu thị trường hiện tại rất ưa chuộng các giống lúa chất lượng cao hạt dài) bao gồm hỗ trợ giá 5000đ/kg giống lúa OM hạt dài hoặc 50.000đ/công/vụ. Do đó, khi nông dân sản xuất giống OM hạt dài đều là giống lúa xác nhận và áp dụng biện pháp sạ thưa hoặc sạ hàng với lượng giống khoảng 13-15kg/công giúp tiết kiệm chí phí và dễ kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông dân chưa thay đổi được tập quán sản xuất vẫn tiến hành sạ dày khoảng 20-25 kg/công và sử dụng các giống chất lượng thấp như Hàm Trâu, ML202 (“lúa gà”), IR50404. Nguyên nhân nông dân lựa chọn giống ML202 vì có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (khoảng 90- 100 ngày), chống chịu khá tốt với các đối tượng dịch hại chính, dễ canh tác nên cho năng suất cao cho dù đây không phải lúa hạt dài, phẩm chất gạo không được thị trường ưa chuộng.