Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chất lượng môi trường trầm tích Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường trầm tích đầm Nại vào tháng 5 năm 2011. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Nại biến đổi trong phạm vi rộng (C hữu cơ từ 0,08 - 1,44 %, N tổng từ 505,3 - 1.279 μg/g, P tổng số từ 349,0 - 834,2 μg/g, Zn từ 5,2 - 49,9 μg/g, Cd từ 0,12 - 0,5 μg/g, Cu từ 0,8 - 11,1 μg/g, Pb từ 13,7 - 21,1 μg/g, Fe từ 3.066 - 15.999 μg/g, Cr từ 3,5 - 23,4 μg/g và Mn từ 57,9 - 352 μg/g). | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 59-67 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐẦM NẠI, TỈNH NINH THUẬN Lê Thị Vinh Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam E-mail: levinh62@gmail.com Ngày nhận bài: 8-7-2013 TÓM TẮT: Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường trầm tích đầm Nại vào tháng 5 năm 2011. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Nại biến đổi trong phạm vi rộng (C hữu cơ từ 0,08 - 1,44 %, N tổng từ 505,3 1.279 μg/g, P tổng số từ 349,0 - 834,2 μg/g, Zn từ 5,2 - 49,9 μg/g, Cd từ 0,12 - 0,5 μg/g, Cu từ 0,8 11,1 μg/g, Pb từ 13,7 - 21,1 μg/g, Fe từ 3.066 - 15.999 μg/g, Cr từ 3,5 - 23,4 μg/g và Mn từ 57,9 352 μg/g). Nhìn chung, hàm lượng C hữu cơ và các kim loại nặng có xu thế giảm dần từ đỉnh đầm ra đến cửa đầm (lạch nối với vịnh Phan Rang), trong khi N và P tăng cao trong khu vực giữa và cửa đầm. Vật chất hữu cơ trong trầm tích đỉnh đầm chủ yếu có nguồn gốc lục địa (terrigeneous organic matter), trong trầm tích cửa đầm có ưu thế của các nguồn vật chất hữu cơ từ hoạt động con người. Chất lượng môi trường trầm tích đầm Nại còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Nại đều thích hợp cho đời sống thủy sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong thời gian từ 1995 đến nay, có sự gia tăng hàm lượng của N, P và một số kim loại nặng (Zn, Cu, Cd và Pb) và sự giảm hàm lượng của C hữu cơ. Từ khóa: Môi trường trầm tích, chất hữu cơ, kim loại nặng. MỞ ĐẦU Đầm Nại có hệ tọa độ 11o36’ - 11o38’ vĩ độ bắc và 109o00’ - 109o03’ kinh độ đông, nằm ở phía Nam huyện Ninh Hải, phía Bắc vịnh Phan Rang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh Hải nói riêng và của tỉnh Ninh Thuận nói chung. Đầm có diện tích tự nhiên gần 1.200ha, trong đó diện tích vùng bãi triều chiếm 800ha, thông ra vịnh Phan Rang (bằng cửa Ma Vân) qua một lạch dài 2km, độ sâu từ 3