Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Năng suất sinh học của quần xã Plankton ở vùng biển quần đảo Trường Sa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Năng suất sinh học của quần xã Plankton vùng biển Trường Sa Việt Nam (6-12ON, 109-118OE) được tính toán trên cơ sở các hệ số chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Các hệ số này được tìm từ việc giải bài toán mô hình chu trình chuyển hoá Nitơ trong hệ sinh thái vùng biển nghiên cứu. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 40-51 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA QUẦN XÃ PLANKTON Ở VÙNG BIỂN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Nguyễn Ngọc Tiến1*, Dƣ Văn Toán2 1 Viện Địa chất và Địa vật lý Biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Việt Nam * E-mail: nntien@imgg.vast.vn Ngày nhận bài: 7-8-2013 TÓM TẮT: Năng suất sinh học của quần xã Plankton vùng biển Trường Sa Việt Nam (6-12ON, 109-118OE) được tính toán trên cơ sở các hệ số chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Các hệ số này được tìm từ việc giải bài toán mô hình chu trình chuyển hoá Nitơ trong hệ sinh thái vùng biển nghiên cứu. Kết quả cho thấy: Trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam, năng suất sơ cấp thô có giá trị cỡ 69 mgC/m3/ngày, trong đó sản phẩm tinh chiếm khoảng 40%. Khả năng tổng hợp vật chất hữu cơ ở khu vực biển phía Nam vùng nghiên cứu cao hơn khu vực biển phía Bắc. Năng suất sơ cấp tinh của vùng biển đạt cỡ 24 đến 28 mgC/m3/ngày trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. Phân bố của năng suất sơ cấp có liên quan mật thiết với trường nhiệt của vùng biển trong các mùa. Hệ số chuyển hoá năng lượng tự nhiên ở vùng biển có giá trị 2,5%. Năng suất thứ cấp của vùng biển biến đổi trong khoảng 3,6 đến 4,0 mgC/m3/ngày, nhỏ hơn năng suất sơ cấp khoảng 100 lần. Năng suất thứ cấp trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam phân bố tương đối đồng đều, xu hướng tăng dần từ bờ ra khơi trên vùng biển. Từ khóa: Quần xã, sinh học, plankton. MỞ ĐẦU Vùng biển quần đảo Trường Sa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta, cần được bảo vệ và củng cố. Thông tin chi tiết về các yếu tố hệ sinh thái như thực vật nổi, động vật nổi, năng suất sinh học, trữ lượng tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ đặc biệt cần thiết đối với việc quản lý và bảo vệ biển đảo, tiếp cận đảo. Khi không có số liệu quan trắc hoặc có rất ít, các mô hình toán học là giải .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN