Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng An ninh mạng máy tính: Chương 3

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài giảng An ninh mạng máy tính Chương 3 "Mã hoá đối xứng căn bản" trình bày các nội dung chính như: Mã hoá ceasar, mô hình mã hoá đối xứng, đặc tính và yêu cầu của mã, mã rail fence,. | MÃ HÓA ĐỐI XỨNG CĂN BẢN Giới thiệu • Một số khái niệm cơ bản về phương pháp mã hóa đối xứng. Đây là phương pháp chủ yếu trong việc bảo đảm tính bảo mật (confidentiality) của một hệ truyền tin. • Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp mã hóa Ceasar và sau đó là mô hình tổng quát của phương pháp mã hóa đối xứng cùng một số tính chất liên quan. • Phần còn lại của chương trình bày một số phương pháp mã hóa cổ điển phổ biến khác. Mã hóa Ceasar Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, nhà quân sự người La Mã Julius Ceasar đã nghĩ ra phương pháp mã hóa một bản tin như sau: thay thế mỗi chữ trong bản tin bằng chữ đứng sau nó k vị trí trong bảng chữ cái. Giả sử chọn k = 3, ta có bản chuyển đổi như sau: Chữ ban đầu: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z Chữ thay thế:D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A B C (sau Z sẽ vòng lại là A, do đó x A, y B và z C) Ví dụ 1: • Giả sử có bản tin gốc (bản rõ): meet me after the toga party • Như vậy bản tin mã hóa (bản mã) sẽ là: PHHW PH DIWHU WKH WRJD SDUWB Ví dụ 2: Chọn k =4 • Giả sử có bản tin gốc (bản rõ): see you tomorrow midnight • Như vậy bản tin mã hóa (bản mã) sẽ là: WII CSY XSQSVVSA .