Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân - ĐH Phạm Văn Đồng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân trình bày các nội dung sau: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học lịch sử kinh tế quốc dân, kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, kinh tế các nước đang phát triển, kinh tế thời kỳ phong kiến Việt Nam, kinh tế Việt Nam thời kỳ thực dân pháp thống trị,. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Người biên soạn: Nguyễn Mạnh Hiếu Lê Trần Hoài Thương Lưu hành nội bộ - Năm 2016 CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1. Khái niệm, vị trí của môn học 1.1.1. Khái niệm Kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành kinh tế của đất nước, liên hệ với nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội. Bao gồm những ngành sản xuất vật chất và phi vật chất như nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, tín dụng ngân hàng phục vụ cho ngành đó. Lịch sử kinh tế quốc dân là bộ môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự phát triển tổng hợp nền kinh tế quốc dân của một nước hoặc của một khối nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cần phân biệt kinh tế quốc dân và lịch sử kinh tế quốc dân. Kinh tế quốc dân là tổng thế các ngành, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, còn lịch sử kinh tế quốc dân là quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia. 1.1.2. Vị trí môn học Lịch sử kinh tế quốc dân giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kiến thức của sinh viên chuyên ngành kinh tế. Đây là một môn học kinh tế cơ sở, trang bị những kiến thức kinh tế chung, tổng hợp, làm nền tảng cho việc học tập các môn thuộc khối ngành kinh tế.Đồng thời giúp, sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành. 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ môn học 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX trong quá trình phát triển lịch sử của nó. Lịch sử kinh tế quốc dân nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất vì QHSX là cơ sở hạ tầng của chế độ xã hội. Quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội và biểu hiện tính chất xã hội của nền kinh tế. Nó cũng là tiêu thức để phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu QHSX bằng phương pháp lịch sử cụ thể, QHSX được biểu hiện bằng những hiện tượng cụ thể, những