Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lý Hạ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tâm đắc với lời Đỗ Mục nhận xét về thơ Lý Hạ “khói mây trướng gấm, không đủ để tả sắc thái; mặt nước mênh mang, chẳng đủ lột hết ý tình; vẻ xuân tươi tắn, đâu nói hết được nét an hòa; nét thanh khiết của mùa thu, không tài nào sánh được với phong thái,. vườn hoang điện phế, cỏ rậm đồi lũng, không đủ để nói cái nỗi niềm sầu hận; kình ngao, ngưu quỷ xà thần, không đủ để nói vẻ hoang đản, hư ảo", bài viết mong muốn góp phần tìm hiểu nét đặc sắc của phong cách thơ Lý Hạ trên phương diện ngôn ngữ. | 38 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 11 (193)-2011 Ng«n ng÷ víi v¨n ch−¬ng ®Æc ®iÓm ng«n ng÷ th¬ lý h¹ NguyÔn thÞ v©n anh (Khoa Ng÷ v¨n, §¹i häc H¶i Phßng) Với tuyên ngôn “ngọn bút phải bù đắp những khiếm khuyết cho tạo hóa” (i), Lý Hạ (790-816) đã khơi một dòng chảy mới cho thi ca lãng mạn đời Đường. Thơ ông được xếp “đứng riêng một cõi” bởi phong cách vô cùng độc đáo. Người đời đặt cho ông biệt danh “Thi quỷ” và xưng tụng thơ ông là “Xương Cốc thể”. Lý Hạ để lại 220 bài thơ, được người đời sau sưu tầm tập hợp trong Lý Hạ tập. Trong đó, nhiều câu thơ của ông đã trở thành danh cú mà thế nhân ngàn đời truyền tụng, như: “Hùng kê nhất thanh thiên hạ bạch” (Gà trống cất một tiếng gáy mà thiên hạ bừng sáng); “Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão” (Trời mà có tình, trời cũng phải già), v.v. Đương thời, nhà thơ Đỗ Mục trong bài “Lý Trường Cát ca thi tự” đã nhận xét về thơ Lý Hạ: “khói mây trướng gấm, không đủ để tả sắc thái; mặt nước mênh mang, chẳng đủ lột hết ý tình; vẻ xuân tươi tắn, đâu nói hết được nét an hòa; nét thanh khiết của mùa thu, không tài nào sánh được với phong thái; vườn hoang điện phế, cỏ rậm đồi lũng, không đủ để nói cái nỗi niềm sầu hận; kình ngao, ngưu quỷ xà thần, không đủ để nói vẻ hoang đản, hư ảo vậy. "Tâm đắc với lời Đỗ Mục, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu nét đặc sắc của phong cách thơ Lý Hạ trên phương diện ngôn ngữ qua bài viết này. 1. Trước hết, có lẽ cần thiết phải giải thích quan niệm của chúng tôi về biệt danh “Quỷ thi” Lý Hạ. Tên gọi này nằm trong mối quan hệ đối sánh về phong cách với “Thánh thi" Đỗ Phủ, "Tiên thi" Lý Bạch và "Phật thi" Vương Duy. Bốn nhà thơ lớn đại diện cho bốn phong cách thơ tiêu biểu cùng tề tựu trong giai đoạn biến chuyển từ Thịnh Đường sang Trung Vãn Đường. "Quỷ" không hẳn là ma! "Quỷ" trước hết là lạ lùng, dị biệt, là thoát li khỏi cõi phàm trần. Đương thời, nhân gian truyền tụng nhiều giai thoại phi phàm về Lý Hạ. Ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi tôn thất nhà Đường nhưng gia cảnh sa sút, bần hàn. Bản .