Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Thị trường tài chính - Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình "Thị trường tài chính" gồm có 4 chương được biên soạn theo đề cương chi tiết học phần "Thị trường tài chính" (theo hệ thống tín chỉ) và tham khảo các tài liệu, giáo trình của một số nguồn, tác giả trong nước. Phần 2 trình bày nội dung chương 3 và chương 4 của giáo trình với các nội dung: thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán. | CHƢƠNG 3 THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI Mục tiêu Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối như: - Sự ra đời và phát triển, khái niệm, đặc điểm, chức năng và các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối; - Những nội dung cơ bản trong kinh doanh ngoại hối như: các khái niệm và phương pháp yết tỷ giá và kinh doanh tỷ giá. Nội dung I. Khái quát về thị trƣờng ngoại hối 1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trƣờng ngoại hối 1.1. Thời kỳ sơ khai Trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế đã được hình thành và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Buổi ban đầu, phương thức trao đổi hàng lấy hàng là phương thức thanh toán đầu tiên và phổ biến, phương thức này đã giúp các quốc gia đạt được mục tiêu cơ bản là cho phép trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau trên thế giới. Cách đây chừng 4.000 năm đã diễn ra bước ngoặc trong phương thức thanh toán quốc tế, đó là việc xuất hiện sử dụng những đồng xu có dán tem của ngân hàng, của nhà buôn, của nhà vua. Việc sử dụng tiền kim loại dần dần trở thành phổ thông trong thương mại quốc tế. Những ngày đầu xuất hiện, giá trị của những đồng xu kim loại được xác định theo giá trị thực của kim loại làm nên chính đồng xu đó. Tuy nhiên khi khối lượng các đồng xu trong lưu thông tăng lên theo nhu cầu của thương mại và lòng tin của dân chúng và các giá trị của các đồng xu với vai trò phương tiện trao đổi tăng lên, thì bắt đầu xuất hiện những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đầu tiên vào thời cổ ở Trung Đông. Những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đã có thể đổi được một lượng nhất định các đồng xu này để lấy lượng tương ứng các đồng xu khác. Với sự phát triển ở dạng sơ khai này đã đánh dấu sự ra đời của việc kinh doanh ngoại hối và thị trường ngoại hối. Sau khi đế quốc Rom sụp đổ và trong suốt thời gian đầu thời kỳ Trung cổ, các giao dịch kinh doanh ngoại hối bị giảm sút đáng kể, bởi vì do các điều kiện về tài chính, chính trị không ổn định và khối lượng thương mại quốc tế giảm đáng kể. Vào thế kỷ XI, việc kinh doanh