Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xây dựng đường cong IDF mưa cực đoan cho trạm Tân Sơn Hòa giai đoạn 1980 – 2015
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ngày nay, mối quan hệ cường độ – chu kì – tần suất (IDF) của hiện tượng mưa cực đoan tại một khu vực cụ thể thường được chú trọng nghiên cứu nhằm cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào chính xác, phục vụ công tác tính toán, thiết kế và xây dựng các hệ thống thoát nước đô thị, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Thông thường, đường cong IDF được xây dựng dựa trên phương pháp thống kê tần suất xảy ra các sự kiện mưa cực đoan tối đa hàng năm theo chu kì lặp lại hoặc dựa trên một hàm phân phối xác suất của các sự kiện này. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TẬP 20, SỐ M2-2017 73 Xây dựng đường cong IDF mưa cực đoan cho trạm Tân Sơn Hòa giai đoạn 1980 – 2015 Nguyễn Trọng Quân, Phạm Thị Thảo Nhi, Đào Nguyên Khôi Tóm tắt – Ngày nay, mối quan hệ cường độ – chu kì – tần suất (IDF) của hiện tượng mưa cực đoan tại một khu vực cụ thể thường được chú trọng nghiên cứu nhằm cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào chính xác, phục vụ công tác tính toán, thiết kế và xây dựng các hệ thống thoát nước đô thị, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Thông thường, đường cong IDF được xây dựng dựa trên phương pháp thống kê tần suất xảy ra các sự kiện mưa cực đoan tối đa hàng năm theo chu kì lặp lại hoặc dựa trên một hàm phân phối xác suất của các sự kiện này. Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống này không thể hiện được mối liên hệ giữa các sự kiện mưa cực đoan theo từng chu kì mưa do chỉ mô phỏng theo từng chu kì riêng biệt, đồng thời phát sinh số lượng lớn các tham số thống kê trong quá trình tính toán, dẫn đến kết quả mô phỏng không chính xác và phụ thuộc nhiều vào dữ liệu quan trắc thực tế. Trong nghiên cứu này, một phương pháp xây dựng đường cong IDF mới được đề xuất thực hiện dựa trên tính chất tỉ lệ bất biến giữa các sự kiện mưa cực đoan tại nhiều chu kì khác nhau. Phương pháp này sẽ được kiểm định và so sánh với các phương pháp truyền thống dựa trên kết quả xây dựng đường cong IDF mô tả hiện trạng mưa cực đoan tại trạm đo Tân Sơn Hòa (Tp. HCM) giai đoạn 1980 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các sự kiện mưa cực đoan theo từng quy mô thời gian và chỉ ra phương pháp mới được đề xuất hoàn toàn phù hợp để ước tính đường cong IDF với nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với phương pháp truyền thống. Từ khóa–Đường cong IDF, mưa cực đoan, hàm phân phối xác suất, TP.HCM. Bài nhận ngày 9 tháng 9 năm 2017, chấp nhận đăng ngày 30 tháng 11 năm 2017. Nguyễn Trọng Quân, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Email: quannguyen201294@gmail.com) Phạm Thị Thảo Nhi, .