Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại vùng trồng bưởi Tân Triều, tỉnh Đồng Nai trên cơ sở những cách hiểu về du lịch nông thôn cũng như các điều kiện cơ bản của quá trình hình thành và phát triển loại hình du lịch này. Từ đó đề xuất một số hình thức cụ thể nhằm có thể triển khai loại hình du lịch này một các phù hợp và hiệu quả nhất. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai Hoàng Ngọc Minh Châu Trần Duy Minh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Cù lao Tân Triều không chỉ được biết đến như một vùng chuyên canh cây bưởi nổi danh khắp cả nước bấy lâu nay mà còn là địa phương có khá nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác loại hình du lịch nông thôn nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát huy hơn nữa các giá trị mà cây bưởi đem lại. Bài viết nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại vùng trồng bưởi Tân Triều, tỉnh Đồng Nai trên cơ sở những cách hiểu về du lịch nông thôn cũng như các điều kiện cơ bản của quá trình hình thành và phát triển loại hình du lịch này. Từ đó đề xuất một số hình thức cụ thể nhằm có thể triển khai loại hình du lịch này một các phù hợp và hiệu quả nhất. Từ khóa: du lịch nông thôn, bưởi, Tân Triều, Đồng Nai 1. Khái niệm du lịch nông thôn Khi đề cập đến du lịch nông thôn, một trong những định nghĩa phổ biến nhất được nhiều học giả trích dẫn là của tác giả Bernard Lane (1994) đúc kết trong bài viết “Du lịch nông thôn là gì?” đăng trên tạp chí Du lịch Bền vững, quyển 2, số1-2, tại trang 14. Theo đó, du lịch nông thôn với hình thức thuần túy nhất là loại hình du lịch: - Được diễn ra ở những khu vực nông thôn; - Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã; - Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng như quy mô khu định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản); - Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa phương phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã. - Với nhiều loại hình, thể hiện đặc tính đa .