Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hợp thể Sa Huỳnh và đôi điều cảm ngô

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài này giới thiệu những thành tựu khảo sát – khai quật – giám định – nghiên cứu và nhận thức căn bản mới về truyền thống văn hóa đặc sắc mệnh danh là “Phức hệ Sa Huỳnh”. Căn cứ vào hệ thống tư liệu qua cả thế kỷ phát hiện và nghiên cứu, tác giả nêu rõ quan điểm của mình về “Không gian văn hóa” cực Nam Trung Bộ của Phức hệ Sa Huỳnh với những đặc trưng độc đáo trong không gian và thời gian tồn tại và phát triển của nó. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X4-2016 Hợp thể Sa Huỳnh và đôi điều cảm ngộ Phạm Đức Mạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Bài này giới thiệu những thành tựu khảo sát – khai quật – giám định – nghiên cứu và nhận thức căn bản mới về truyền thống văn hóa đặc sắc mệnh danh là “Phức hệ Sa Huỳnh”. Căn cứ vào hệ thống tư liệu qua cả thế kỷ phát hiện và nghiên cứu, tác giả nêu rõ quan điểm của mình về “Không gian văn hóa” cực Nam Trung Bộ của Phức hệ Sa Huỳnh với những đặc trưng độc đáo trong không gian và thời gian tồn tại và phát triển của nó. Tác giả giải trình các ý tưởng chính sau: + Định lượng và định tính đặc trưng Phức hệ Sa Huỳnh trong thời gian và không gian phẳng sinh tồn và lớn lên của nó. + Qua đó, nêu lên những suy nghĩ về cội nguồn Sa Huỳnh và các tố chất “nội hàm” và “ngoại diên” của nó. + Cuối cùng, nêu lên các vấn đề còn nan giải của Sa Huỳnh về học thuật, về nghiên cứu hệ thống và về việc bảo tồn di sản trước các nguy cơ bị hủy hoại của chính nó và để gìn giữ nó “cho hôm nay và cho muôn đời sau”. Từ khóa: mộ chum, phức hệ Sa Huỳnh, thời đại Sắt sớm Mở đầu Bài viết điểm qua các cương vực cư trú - sinh tồn - lao động sáng tạo văn hóa Sa Huỳnh cơ yếu ở miền Nam Trung Bộ và cố gắng trong tình hình tri thức khảo cổ học hiện có để “Hợp thể Di sản Sa Huỳnh” từ thuở manh nha thời Đá mới muộn đến các giai đoạn tạo hình văn hóa Đồng và kết tinh thời Sơ Sắt vào văn minh Cổ đại. Hiển nhiên, còn nhiều trống vắng nguồn liệu trong trường kỳ lịch sử và không gian phẳng của cả Phức hệ này, những “lời bình” ở đây chỉ nên coi là “các giả thuyết công tác” của riêng tác giả, nhất là các suy tính về cội nguồn Sa Huỳnh và các tố chất “nội hàm” và “ngoại diên” hiển thị ở những vùng – miền văn hóa Sa Huỳnh mà theo cảm niệm của riêng người viết là “khác về chất” - về “mô thức sống” với các dấu tích cùng kiểu mộ chum viền quanh nó. Qua thảo luận với nhiều đồng nghiệp từng thâm niên điền dã miền đất quê .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN