Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bình giảng khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
"Tiếng hát con tàu" là bài thơ cho năng lực sáng tạo dồi dào, bất tận của nhà thơ lớn. Bài thơ được mở đầu với 4 câu thơ đề từ có ý nghĩa nêu lên cảm hứng chủ đạo. Sự độc đáo của khổ thơ đề từ chính là ở chỗ đã khái quát tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ trong bài Tiếng hát con tàu. Trong bài thơ, có nhiều hình tượng mang tính tượng trưng. Các hình tượng ấy hoặc sẽ được mở rộng, phát triển, hoặc sẽ làm phong phú thêm cho các hình tượng ở khổ thơ này: con tàu, tiếng hát, Tây Bắc. Mời bạn đọc tham khảo 3 bài viết mẫu để cảm nhận rõ hơn về khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. | VĂN MẪU LỚP 12 BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ ĐỀ TỪ TRONG BÀI TIẾNG HÁT CON TÀU CỦA CHẾ LAN VIÊN BÀI MẪU SỐ 1: Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới 1930- 1945. Sau này ông tham gia cách mạng và trở thành nhà thơ lớn của nền thơ hiện đai. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1 – 1996). Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật là chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh tài hoa. Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ đặc sắc của ông, rút từ tập Ánh sáng và phù sa – 1960. Tiếng hát con tàu là hình ảnh có tính chất biểu tượng – biểu tưởng cho con tàu tâm tưởng, cất tiếng hát về lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, Đất nước; đó còn là tiếng hát của một tâm hồn thơ đã giác ngộ được một chân lẽ sống, chân lý nghệ thuật: Hãy trở về với Đất nước, nhân dân, cội nguồn sáng tạo thơ ca chân chính. Chủ đề của bài thơ trên hầu như được kết tinh ở bốn câu thơ đề từ: Tày Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu? Những câu thơ "đề từ” thường có ý nghĩa đặc biệt đối với một tác phẩm văn học. Nó nêu rõ ý đồ nghệ thuật và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, một bài thơ mang đậm cảm xúc không gian, vũ trụ, đất nước đã được đề từ bằng câu thơ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Đối với bài thơ Tiếng hát con tàu, mấy câu thơ đề từ trên cũng có ý nghĩa nêu lên cảm hứng chủ đạo. Với phong cách trí tuệ độc đáo, ngay câu thơ mở đầu, Chế Lan Viên đã tạo nên được một câu thơ đặc sắc: "Một câu hỏi để xoáy sâu vào tâm hồn người đọc. Tây Bắc ư?" và một câu trả lời rất hàm súc đầy tính chất khẳng định "Có riêng gì Tây Bắc" mà bất kỳ một vùng đất nào của Tổ quốc, nơi đã để lại nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa yêu thương trong kháng chiến chống Pháp; nơi có cuộc sống cần lao .