Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Dắk Lắk
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nghiên cứu giải quyết ba vấn đề cơ bản như sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Dak Lak nhằm đánh giá những hạn chế của ngân hàng trong cho vay tiêu dùng. Mời các bạn tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THANH HÒA PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 1: PGS. TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: TS. Đinh Bảo Ngọc . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 11 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn phát triển Ngân hàng trên thế giới, tỷ trọng thu nhập từ tín dụng ngày càng giảm, thu nhập từ dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, thẻ, chuyển tiền,v.v. ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều này là tất yếu bởi nhu cầu vay vốn ngân hàng bổ sung vốn lưu động hay đầu tư TSCĐ của các tổ chức kinh tế sẽ ngày càng giảm đi do đã có kênh huy động khác thay thế hiệu quả hơn đó là thị trường chứng khoán. Đến một tầm phát triển nào đó đa số các công ty đều sẽ cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán, lúc này thông qua kênh chứng khoán các tổ chức kinh tế sẽ huy động trực tiếp nguồn vốn trong dân không cần thông qua ngân hàng nữa. Trong một số trường hợp đầu tư TSCĐ thì doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thông qua các công ty thuê mua tài chính, sử dụng hình thức Leasing, Factoring,v.v. sẽ ưu việt hơn là vay vốn trung dài hạn của ngân hàng để đầu tư. Cho nên, sẽ đến lúc chỉ còn các dự án đầu tư lớn cần huy động lượng vốn khổng lồ thì mới cần đến ngân hàng và thường các dự án này sẽ có sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Lúc này, nhu cầu tín dụng ngân hàng sẽ chỉ còn là nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân tiêu dùng (cho vay bán lẻ) và thị phần tín dụng mà các ngân hàng cần quan tâm lúc này chính là nhu cầu