Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đưa ra những lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng (RRTD), quản trị RRTD và luận giải những căn cứ về sự ra đời và hoạt động đặc biệt của NHCSXH để cho thấy những RRTD đặc thù mà Ngân hàng này thường gặp phải. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TIÊN PHƯỚC TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 ĐÀ NẴNG, NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI Phản biện 1: TS. Hoàng Dương Việt Anh Phản biện 2: TS. Lê Công Toàn Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 06 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại: − Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng − Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài NHCSXH là một tổ chức tín dụng đặc biệt, là ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận. Tuy vậy, việc làm thế nào để vừa đảm bảo đưa nguồn vốn của Chính phủ đến tận tay người nghèo và đối tượng chính sách với chi phí thấp nhất, mà cũng vừa đảm bảo nguồn vốn phát huy tối đa hiệu quả, không gây thất thoát Ngân sách Nhà nước (NSNN), không gây lãng phí trong nhân dân là bài toán quản lý hết sức khó khăn. Bởi vì, đối tượng thụ hưởng của tín dụng chính sách là những hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sống ở vùng đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa. Do đó, rủi ro trong công tác tín dụng của NHCSXHrất dễ xảy ra và nếu có thì sẽ gây tổn thất ở mức độ lớn so với các hoạt động khác của ngân hàng. Thực tế tại Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Tiên Phước hiện nay, với quy mô tín dụng ngày càng cao, khối lượng khách hàng ngày càng lớn, các chương trình tín dụng ngày càng nhiều, đã mở rộng các đối tượng thụ hưởng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Khi quy mô tín dụng tăng cao nhưng năng lực quản lý chưa theo kịp, còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến tình hình nợ quá hạn cũng có xu hướng gia tăng đã ảnh hưởng đến hiệu quả tín