Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của rùa núi vàng Indotestudo elongata (blyth, 1853) và rùa sa nhân Coura mouhotii (gray, 1862) nhân nuôi tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết tiến hành nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của loài Rùa núi vàng và Rùa sa nhân trong điều kiện nuôi nhốt tại Trạm Đa dạng sinh học (ĐDSH) Mê Linh. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU Đ C ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA RÙA NÚI VÀNG Indotestudo elongata (Blyth, 1853) VÀ RÙA SA NHÂN Coura mouhotii (Gray, 1862) NHÂN NUÔI TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH NGÔ THÁI LAN vi n C nh Nhân dân Đ NG HUY PHƯƠNG, TRẦN ĐẠI THẮNG i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN THỊ HẰNG, NGUYỄN THỊ HẠNH Trường i h ư h i2 Việt Nam là một trong những quốc gia có khu hệ rùa phong phú trên thế giới với 36 loài, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá rất cần được tập trung nghiên cứu để bảo vệ và phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều loài rùa đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng trong đó có Rùa sa nhân và Rùa núi vàng. Với nhiều ý nghĩa về mặt khoa học, thẩm mĩ, thực phẩm và dược liệu, những năm gần đây, việc săn bắt, buôn bán trái phép loài Rùa sa nhân và Rùa núi vàng ngày càng gia tăng và trở nên thịnh hành ở khu vực Châu Á. Ở Việt Nam, Rùa sa nhân và Rùa núi vàng chủ yếu được vận chuyển đến thị trường thực phẩm Trung Quốc nhằm phục vụ nhu cầu về thức ăn, thuốc chữa bệnh và nuôi rùa làm cảnh của người dân. Điều này đang đe dọa đến sự tồn tại của 2 loài rùa ở Việt Nam khiến cho số lượng của chúng ở trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Một nguyên nhân khác khiến số lượng Rùa sa nhân và Rùa núi vàng trong tự nhiên bị chia cắt và suy giảm là do sự tàn phá rừng khiến cho 2 loài rùa thiếu môi trường sống thích hợp. Ở Việt Nam để bảo vệ loài Rùa núi vàng khỏi nguy cơ suy giảm và tuyệt diệt, chúng đã được xếp vào nhóm IIB theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN (2011), mức độ đe dọa là bậc EN và theo Công ước CITES mức độ đe dọa là bậc II. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của loài Rùa núi vàng và Rùa sa nhân trong điều kiện nuôi nhốt tại Trạm Đa dạng sinh học (ĐDSH) Mê Linh. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên ứ : Các nghiên cứu bắt đầu từ tháng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN