Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cấu trúc và biến động quần xã giun nhiều tơ ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Thừa Thiên Huế

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về cấu trúc và biến động về thành phần loài, mật độ cũng như sinh khối của quần xã giun nhiều tơ ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 CẤU TRÚC VÀ BIẾN ĐỘNG QUẦN XÃ GIUN NHIỀU TƠ Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG-CẦU HAI, THỪA THIÊN HUẾ i n TRẦN MẠNH HÀ, ĐỖ ĐÌNH THỊNH i n T i ng yên v M i rường i n n Kh a h v C ng ngh i a Lớp Giun nhiều tơ (Polycheata) (GNT) thuộc ngành Giun đốt (Annelida) cùng với một số lớp khác như lớp Giun ít tơ (Oligocheata), lớp Đỉa (Hirudinea), lớp Sá sùng (Sipunculida). Ngoại trừ Rươi (Tylorynchus heterochaetus) là loài có giá trị kinh tế cao còn lại hầu hết các loài giun nhiều tơ (GNT) khác ít có giá trị về mặt khai thác và lợi ích kinh tế, nhưng khi xem xét vai trò trong khu hệ sinh vật đáy thì nó giữ một vai trò tương đối quan trọng, một số loài giun nhiều tơ là nhóm ăn thịt còn hầu hết chúng là nhóm ăn lọc và ăn mùn bã hữu cơ, chúng góp phần quan trọng trong lưới thức ăn ở biển nói chung và trong hệ sinh thái đầm phá nói riêng. Ngoài ra một số loài cá và một số loài sinh vật khác sử dụng giun nhiều tơ làm thức ăn (Castrol, 1997). Tuy nhiên đây là nhóm sinh vật còn gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu định loại cũng như nghiên cứu sinh thái học. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về cấu trúc và biến động về thành phần loài, mật độ cũng như sinh khối của quần xã giun nhiều tơ ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu phân tích quần xã giun nhiều tơ ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế được sử dụng từ 2 nguồn: i) Dự án “Quản lý tổng hợp các hoạt động ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (IMOLA)” do Quỹ Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ và ii) Đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học, pháp lý cho việc đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển Việt Nam (2009-2010)”. Thời gian khảo sát, thu mẫu được tiến hành vào tháng 5 (đại diện cho mùa khô), tháng 8 (đại diện cho mùa chuyển tiếp) và tháng 12 (đại diện cho mùa mưa) ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Tổng cộng 37 điểm trải theo 12 mặt cắt được tiến hành khảo sát, tại mỗi .