Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhìn lại một thập niên nghiên cứu áp dụng ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy ngoại ngữ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung khám phá các quá trình tinh thần của con người, đặc biệt là quá trình hình thành và phát triển tri thức và cao hơn là trí tuệ trong não người bằng những phương tiện, công cụ ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. | 16 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 6 (224)-2014 NHÌN L I MỘT THẬP NIÊN NGHIÊN C U ÁP DỤNG NGÔN NGỮ H C TRI NHẬN VÀO GIẢNG D Y NGO I NGỮ A DECADE OF RESEACH ON THE APPLICATION OF COGNITIVE LINGUISTICS TO FOREIGN LANGUAGE TEACHING PH M THỊ HỒNG NHUNG (TS; Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) Abstract: Since its birth in the 70s, cognitive linguistics has greatly contributed to a comprehensive understanding of the connection between language and mind, of how language is learnt, especially of how human beings extract language knowledge from language use. Research on the application of cognitive linguistics to foreign language teaching for the last 10 years has provided valuable implications for language teachers. Key words: cognitive linguistics; foreign language teaching. 1. Tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận 1.1. “Tri nhận” (cognition) vốn là khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận. Theo Trần Văn Cơ (2007), thuật ngữ tri nhận kết hợp nghĩa của hai từ Latinh: cognitio là nhận thức và cogitatio là tư duy, suy nghĩ. Tri nhận là một quá trình nhận thức, là tổng thể những quá trình tâm lí (tinh thần, tư duy), tri giác, phạm trù hoá, tư duy, lời nói phục vụ cho việc xử lí và chế biến thông tin; là quá trình những dữ liệu cảm tính được сải biến khi truyền vào trong não người dưới dạng các biểu tượng tinh thần (mental representation) như hình ảnh, mệnh đề, khung cảnh để có thể lưu lại trong trí nhớ con người. Đây cũng chính là quá trình con người nhận thức và đánh giá bản thân mình trong thế giới xung quanh, xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt, thiết tạo cơ sở cho hành vi của con người [2] [25] [31]. Tuy khái niệm “tri nhận” cũng như “nhận thức” trong tiếng Anh đều gắn liền với thuật ngữ “cognition” nhưng khi chuyển nghĩa sang tiếng Việt cần phải phân biệt rõ quá trình, hoạt động “nhận thức” với quá trình, hoạt động “tri nhận”. Xuất phát từ quan điểm của tâm lí học hiện đại, “nhận thức” có hai mức độ: phản ánh những thuộc tính bề ngoài, tức là nhận thức cảm tính thông qua cảm .