Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá đa dạng di truyền nhóm mang (muntiacinae: muntiacus) ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp thu mẫu không trực tiếp, kết hợp xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa trên chỉ thị phân tử DNA để nghiên cứu cấu trúc quần thể của nhóm Mang ở Việt Nam. Phương pháp này, cho phép đánh giá chi tiết về mức độ đa dạng của các loài mang ở nước ta trong điều kiện thu mẫu trực tiếp ngoài thực địa rất khó khăn vì nhiều loài trong nhóm này đã trở nên rất hiếm do tác động của việc săn bắt và thu hẹp sinh cảnh sống. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN NHÓM MANG (Muntiacinae: Muntiacus) Ở VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC PHÂN TỬ NGUYỄN VĂN THÀNH, LÊ ĐỨC MINH, ĐINH ĐOÀN LONG Trường i h Kh a h nhiên ih Q gia i NGUYỄN MẠNH HÀ Tr ng ghiên ứ T i ng yên v M i rường ih Q gia i ĐỖ TƯỚC i n i ra v Q y h h Rừng Mang thuộc giống Muntiacus bao gồm 13 loài có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ đến Indonesia (Timmins và Duck orth, 2008). Các loài mang có nhiều đặc điểm sinh học đáng chú ý như sự khác biệt về kích thước giữa các loài. Loài có kích thước lớn nhất là loài mang lớn, M. vuquangensis, có trọng lượng khoảng 30-50kg trong khi một trong những loài có kích thước nhỏ nhất là Mang putao, M. putaoensis, chỉ nặng khoảng 12kg (Đỗ và cs., 1994; Rabinowitz và cs., 1999). Giữa các loài mang còn có sự khác biệt rất lớn về số lượng các nhiễm sắc thể, chẳng hạn như Mang reeves (M. reevesi) có 46 nhiễm sắc thể trong khi đó Mang thường (M. vaginalis) chỉ có 6 nhiễm sắc thể ( urster và Benirschke, 1967, 1970; Wurster và Atken, 1972). Trong nhóm này, ngoại trừ loài mang thường (M. vaginalis) có vùng phân bố rộng kéo dài từ phía Nam đến Đông Nam Châu Á thì hầu hết các nhóm mang còn lại chỉ tập trung ở một số vùng như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam, Lào (Amato và cs., 1999a; Rabinowitz và cs., 1999). Ở Việt Nam, cho đến nay đã được xác định là nơi sinh sống của 4 loài mang (Đỗ và cs., 1994; Amato và cs., 1999b; Timmins và Duck orth, 2008). Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu trong nước nào được tiến hành để đánh giá cụ thể đa dạng ở mức độ phân tử của nhóm này ở nước ta. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp thu mẫu không trực tiếp, kết hợp xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa trên chỉ thị phân tử DNA để nghiên cứu cấu trúc quần thể của nhóm Mang ở Việt Nam. Phương pháp này, cho phép đánh giá chi tiết về mức độ đa dạng của các loài mang ở nước ta trong điều kiện thu mẫu trực tiếp ngoài thực địa .