Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiếp cận hệ thống quản trị đại học và vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo trình bày một số tiếp cận hệ thống quản trị trường đại học và vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học. Mời các bạn tham khảo! | 12, SốTr.2,91-98 2018 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, SốTập 2, 2018, TIẾP CẬN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC VÀ VẤN ĐỀ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM NGUYỄN LÊ HÀ* Khoa Tâm lý - Giáo dục và Công tác xã hội TÓM TẮT Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ngày càng giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục đại học, để thực hiện được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì việc quản trị trường đại học có ý nghĩa quan trọng đối với các trường. Bài báo trình bày một số tiếp cận hệ thống quản trị trường đại học và vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học. Từ khóa: Quản trị trường đại học, Tự chủ, Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm soát. ABSTRACT Approaching to the University Administration System and Problems of Autonomy and Self-Responsibility In recent years, the Ministry of Education and Training has given more and more autonomy and self-responsibility to universities. To achieve success in these at universities, the management plays an important role. This paper presents some approaches to the university management and the problems of autonomy and self-responsibility. Keywords: University Administration, Autonomy, Planning, Organising, Leading, Control. 1. Quản trị Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều quan niệm khác nhau, do đó có nhiều cách định nghĩa thuật ngữ quản trị. Theo định nghĩa quản trị trong lý thuyết quản trị hiện đại chỉ ra các chức năng quản trị của James Stoner và Stephen Robbins nêu ra như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Từ định nghĩa này ta thấy trong quản trị có các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, phải được nhà quản trị thực hiện theo một trình tự nhất định, có hệ thống. Cũng từ định nghĩa trên ta thấy các nhà quản trị thực hiện các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêu .