Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Thị giác
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng "Thị giác" đưa ra các bài tập cụ thể về cấu trúc cơ quan thị giác đồng thời đưa ra các trường hợp cụ thể của một số bệnh nhân mắc các bệnh về mắt với bệnh sử và kết quả khám mắt, sau đó đưa ra các câu hỏi về chẩn đoán các bệnh về mắt mà các bệnh nhân mắt phải. | Thị giác Bài tập 1. Giải Phẫu Mắt • Hãy điền tên các cấu trúc của mắt Bài tập 2. Điểm mù • Dùng cây bút lông đen có thân màu trắng, hoặc dùng giấy trắng quấn chung quanh thân cây bút lông đen, chỉ chừa phần ngòi viết ra ngoài. • Vẽ một dấu X nhỏ trên tờ giấy trắng (như hình dưới).Nhắm mắt trái lại và nhìn chăm chú vào dấu X, từ khoảng cách khoảng 25cm. Ở những bước tiếp theo của thí nghiệm này, cố gắng giữ yên đầu và nhìn liên tục vào dấu X. • Di chuyển cây bút qua bên phải dấu X, tới một vị trí nhất định mắt sẽ không nhìn thấy phần ngòi viết nữa, đánh dấu vị trí đó bằng một chấm tròn trên tờ giấy. • Đưa bút xa hơn về bên phải cho đến khi nó xuất hiện trở lại. Đánh dấu vị trí này bằng một chấm tròn khác. • Tiến hành tương tự như trên, đánh dấu giới hạn trên và dưới của điểm mù. • Như vậy, sau cùng SV có thể vẽ được chính xác chu vi của điểm mù. Bài tập 3. Điểm vàng • Ngồi ngay trước bảng carô (như hình dưới) ở khoảng cách bình thường đối với màn hình. • Vẫn mang kiếng thường dùng để đọc • Lấy tay che 1 mắt. • Trong khi đó, mắt còn lại tập trung vào dấu chấm ở trung tâm của tấm bảng. • Lặp lại bước 3 và 4 cho mắt kia. • Trong khi nhìn vào dấu chấm ở trung tâm tấm bảng, bạn có nhìn thấy toàn bộ tấm bảng không? Có bất cứ phẩn nào bị mất hoặc bị méo mó không? Có đường nào bị gợn sóng? Bị bẻ cong? Bị uốn cong như hình cung .