Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
"Ngoại phiên thông thư" - Tập tư liệu cổ về quan hệ Việt - Nhật
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ngoại phiên thông thư có 27 quyển, trong đó quyển 1 là mục lục, phần thư từ với Việt Nam gọi là “An Nam quốc thư” 安南國書. An Nam quốc thư sưu tập thư từ của Mạc phủ Tokugawa với chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài về ngoại giao, mậu dịch và bảo hộ công dân Nhật Bản buôn bán ở Việt Nam. Đây là một trong những tập tư liệu cổ nhất về quan hệ Việt Nam và Nhật Bản. Bài viết này bước đầu đi vào nghiên cứu, giới thiệu Ngoại phiên thông thư, phần An Nam quốc thư. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 17, No.X2-2014 “Ngoại phiên thông thư” - Tập tư liệu cổ về quan hệ Việt - Nhật • ðoàn Lê Giang Trường ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ðHQG-HCM TÓM TẮT: Ngoại phiên thông thư 外蕃通書 (còn có tên khác là “Ngoại phiên thư hàn” 外蕃書翰) là tập thư từ ngoại giao giữa Mạc phủ Tokugawa徳川với các nước: Triều Tiên, Lữ Tống (Philippine), Campuchia, Thái Lan, Việt Nam. Thời gian trao ñổi các bức thư này là khoảng thế kỷ 17, tương ñương với thời Edo sơ kỳ ñến trung kỳ của Nhật Bản, và thời Trịnh-Nguyễn phân tranh ở Việt Nam. Người tập hợp, chỉnh lý tập sách ấy là Kondo Juzo 近藤 重蔵 (cũng gọi là Kondo Morishige 守重) (1771-1829), học giả, bề tôi của Mạc phủ Tokugawa. Ngoại phiên thông thư có 27 quyển, trong ñó quyển 1 là mục lục, phần thư từ với Việt Nam gọi là “An Nam quốc thư” 安南國書. Sách ñược biên tập vào khoảng từ năm 1808-1819, bằng Hán văn và tiếng Nhật cổ có thêm chữ Katakana. An Nam quốc thư sưu tập thư từ của Mạc phủ Tokugawa với chúa Nguyễn ở ðàng Trong, chúa Trịnh ở ðàng Ngoài về ngoại giao, mậu dịch và bảo hộ công dân Nhật Bản buôn bán ở Việt Nam. ðây là một trong những tập tư liệu cổ nhất về quan hệ Việt Nam và Nhật Bản. Bài viết này bước ñầu ñi vào nghiên cứu, giới thiệu Ngoại phiên thông thư, phần An Nam quốc thư. T khóa: Ngoại phiên thông thư 外蕃通書/Ngoại phiên thư hàn 外蕃書翰, Kondo Jujo/Kondo Morishige, Sở Cuồng Lê Dư, quan hệ Việt-Nhật, Thương cảng Hội An, Châu ấn thuyền 1. Mở ñầu Việt Nam và Nhật Bản ñã có quan hệ với nhau rất sớm, từ thế kỷ 8, khi nhà thơ Nhật Bản thời Nara là Abe no Nakamaro 阿倍仲麻呂, một lưu học sinh trong ñoàn Khiển ðường sứ du học rồi làm quan ở Trung Quốc, trên ñường trở về nước bị trôi dạt ñến Việt Nam1. Tuy nhiên quan hệ ngoại giao chính chức giữa Việt Nam và Nhật Bản có lẽ từ cuối thế kỷ 16, khi người Nhật bắt ñầu ñến buôn bán ở Hội An. Tư liệu cổ nhất về vấn ñề này là bức thư mới ñược phát hiện gần ñây: thư của Nguyễn Hoàng 阮潢 gửi cho Quốc 1 ðoàn Lê Giang, Abe no Nakamaro trong quan hệ Nhật Bản, Trung