Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phương pháp tính toán thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với một lưu vực sông bị ô nhiễm – trường hợp điển hình: lưu vực sông Thị Vải
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo này giới thiệu phương pháp chung để tính toán thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với một lưu vực sông bị ô nhiễm và áp dụng vào thực tế đối với lưu vực sông Thị Vải. Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở về mặt khoa học và thực tiễn để các địa phương có liên quan (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành thẩm tra, xác minh và thống kê thiệt hại thực tế của nhân dân để yêu cầu Công ty Vedan có trách nhiệm bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M1 - 2011 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MỘT LƯU VỰC SÔNG BỊ Ô NHIỄM – TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH: LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thanh Hùng, Bùi Tá Long Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 31 tháng 08 năm 2010, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 13 tháng 12 năm 2010) TÓM TẮT: Bài báo này giới thiệu phương pháp chung để tính toán thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với một lưu vực sông bị ô nhiễm và áp dụng vào thực tế đối với lưu vực sông Thị Vải. Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở về mặt khoa học và thực tiễn để các địa phương có liên quan (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành thẩm tra, xác minh và thống kê thiệt hại thực tế của nhân dân để yêu cầu Công ty Vedan có trách nhiệm bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Từ khóa: tính toán thiệt hại, lưu vực sông bị ô nhiễm, lưu vực sông Thị Vải. 1.GIỚI THIỆU CHUNG Thị Vải là con sông nước mặn nằm trên địa bàn các huyện Long Thành và Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) với chiều dài dòng chính khoảng 31,5 thủy sản khác nhau cho nhiều ngư dân địa phương và ngư dân từ các tỉnh khác đến sinh sống. Con sông này từ bao đời đã cung cấp một số lượng lớn nguồn lợi thủy sản cho các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, từ năm 1993 đến cuối năm 2008, km. Sông Thị Vải khá rộng và sâu nên thuận lợi cho giao thông vận tải thủy và phát triển các cảng nước sâu, đồng thời cũng là con đường dẫn nhiều loài thủy hải sản từ biển Đông vào vịnh Gành Rái, các kênh rạch, các vùng đất ngập nước của rừng ngập mặn để sinh trưởng và phát triển. Nguồn lợi thủy hải sản ở đây khá phong phú về thành phần loài và số lượng, có nhiều loài tôm, cá có giá trị kinh tế cao. Sông Thị Vải và các chi lưu của nó, với các cánh rừng ngập mặn ven sông là một địa bàn hoạt động nghề cá với nhiều hình thức khai thác song song