Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giải bài Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) SGK Lịch sử 12
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu giải bài tập 1 trang 198 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975). Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt lý thuyết về Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) SGK Lịch sử 12 I. MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, RA SỨC CHI VIỆN CHO MIỀN NAM – Sau Hiệp định Paris 1973, thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam. – Cuối tháng 6/1973,miền Bắc hoàn thành tháo gỡ bom mìn, thủy lôi, bảo đảm đi lại bình thường. – Trong hai năm 1973 -1974: + Miền Bắc cơ bản khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, các công trình văn hóa,giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển. + Đến cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt đã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971, đời sống nhân dân ổn định. + Đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc đưa vào Nam 57 000 bộ đội cùng khối lượng vật chất – kỹ thuật khổng lồ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược. II. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ LỰC TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN – 29/3/1973, Mỹ rút quân về nước, nhưng vẫn lập Bộ chỉ huy quân sự,vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. – Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Paris, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. – Sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, chống âm mưu,hành động mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đạt một số kết quả nhất định. – Nhưng do không đánh giá hết âm mưu của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc , nên tại một số địa bàn quan trọng,