Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm thạch học-khoáng vật, thạch địa hóa các đá Granitoid khối hòn me-hòn đất, tỉnh Kiên Giang

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Các thành tạo magma xâm nhập khối Hòn Đất, Hòn Me thuộc địa phận xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Chúng lộ ra dưới dạng các núi sót trên địa hình đồng bằng thấp với mạng lưới kênh rạch tự nhiên và nhân tạo phát triển. Tài liệu nghiên cứu địa chất của nhóm tác giả cho thấy các thành tạo magma xâm nhập lộ ra ở đây chủ yếu gồm các đá monzogabrodiorit, monzodiorit, monzonit và monzogranodiorit. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 04 - 2008 ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC-KHOÁNG VẬT, THẠCH ĐỊA HÓA CÁC ĐÁ GRANITOID KHỐI HÒN ME-HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG Trần Đại Thắng, Trần Phú Hưng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM Các thành tạo magma xâm nhập khối Hòn Đất, Hòn Me thuộc địa phận xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Chúng lộ ra dưới dạng các núi sót trên địa hình đồng bằng thấp với mạng lưới kênh rạch tự nhiên và nhân tạo phát triển. Tài liệu nghiên cứu địa chất của nhóm tác giả cho thấy các thành tạo magma xâm nhập lộ ra ở đây chủ yếu gồm các đá monzogabrodiorit, monzodiorit, monzonit và monzogranodiorit. Chúng được liên hệ vào thành phần của các pha xâm nhập chính thuộc phức hệ Định Quán. Các đá magma phức hệ Đèo Cả rất hạn chế trong khối, chúng chỉ mới gặp ở dạng các đai mạch xuyên cắt qua các đá của phức hệ Định Quán. Ngoài ra trong đá pha I phức hệ Định Quán còn phát hiện được đá tù (?) gabro có chứa olivin và các thể tù (?) khoáng vật olivin. Các thành tạo xâm nhập thuộc phức hệ Định Quán ở trong vùng có thể phân chia ra các pha: Pha 1: gồm các đá monzodiorit, monzogabrodiorit màu xám sẫm, hạt nhỏ-trung đến hạt trung. Đới feldspar kali hóa: syenit giàu ban biến tinh feldspar kali. Pha 2: gồm các đá monzonit, monzogranodiorit màu xám, xám sáng, hạt trung. Pha đá mạch: spersartit. Trong đó, các đá pha I gặp ở phía đông nam khối Hòn Đất, khu vực phía tây và cực tây khối Hòn Me. Chúng bị xuyên cắt bởi các đá monzonit của pha II (ảnh 1) và các mạch pecmatoid màu trắng hồng (phức hệ Đèo Cả) (ảnh 2). Dọc theo ranh giới xuyên cắt của mạch pecmatoid với đá vây quanh thường quan sát thấy sự tập trung tạo thành đới khoáng vật màu (ảnh 2). Cũng trong các đá pha I, phát hiện đới biến đổi kiềm hóa tại khu vực phía tây-nam khối Hòn Me và phía nam khối Hòn Đất. Các đá ở đây có thành phần là monzodiorit giàu ban biến tinh feldspar kali. Các ban biến tinh feldspar kali có kích thước rất lớn, đạt trên 1x2cm (ảnh 3). Chúng chứa đá tù gabro olivin có dạng góc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN